Chào mừng bạn đến với chùa Phước Lâm, một địa danh quan trọng trong tour du lịch văn hóa lịch sử Hội An. Du khách có 30 phút- 1h hoặc có thể lâu hơn để khám phá về Phước Lâm Tự – chùa lầu trước khi di chuyển sang địa điểm khác.
Hướng dẫn viên của culaochamtourist giới thiệu với du khách lịch sử và kiến trúc. Sau đó, du khách có thời gian tự do tham quan và check in tại chùa.
Địa chỉ chùa Phước Lâm
- Địa chỉ: Thanh Hà, Cẩm Hà, Hội An, Quảng Nam
- Chùa mở cửa đón khách tham quan, dân hương từ 7h30 – 21h từ thứ 2 đến chủ nhật
Chùa Phước Lâm không nằm trong trung tâm của phố cổ như địa điểm du lịch như chùa Cầu, chùa Phúc Kiến,…. Khu di tích rộng 5ha ở trên khu đất cao giữa cánh đồng.
Từ trung tâm phố cổ du khách đi quãng đường khoảng 3km đến chùa Phước Lâm. Du khách có thể di chuyển bằng xe đạp, xe máy, đi bộ hoặc taxi theo lộ trình sau:
- Đường Nguyễn Công Trứ – miếu Ông Cọp – rẽ trái về hướng Tây khoảng 900m – Phước Lâm Tự
Hoặc tuyến đượng:
- Đường Hai Bà Trưng – đường Hải Thượng Lãn Ông – đường Lê Hồng Phong – chùa Phước Lâm
Lịch sử chùa Phước Lâm Hội An
Khuôn viên sân vườn trong chùa
Chùa Phước Lâm là một trong số công trình chùa, nhà cổ Hội An có lịch sử hàng trăm năm. Theo sử sách ghi lại thì ngôi chùa này được xây dựng từ thế kỉ 18 bởi chính những người dân làng mộc Kim Bồng.
Hòa thượng Minh Giác là vị sư trụ trì đầu tiên của chùa. Đến nay, chùa đã qua 41 thế hệ kế nhiệm trụ trì. Vì vậy trong chùa ngoài các pho tượng Phật còn có bức tượng tạc vị tổ sư khai sơn và vị sư trụ trì đã qua đời.
Chùa Phước Lâm là công trình cổ lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử và tâm linh. Đó là bằng chứng rõ nhất chứng minh đời sống văn hóa phong phú của người dân Hội An, đặc biệt là sự phát triển của Phật giáo.
Tìm hiểu thêm: Nhà thờ tộc Trần Hội An và Chùa Ông Hội An (Miếu Quan Công)
Kiến trúc chùa Phước Lâm Hội An
Cổng vào chùa
Từ khi xây dựng cho đến nay, chùa Phước Lâm Hội An qua nhiều lần trùng tu nên công trình có kiến trúc được bảo tồn ngần như nguyên vẹn. Trong đó, có 3 lần trùng tu lớn nhất là vào năm 1864, 1891 và 1965.
Nếu bạn đã từng tham quan những ngôi chùa ở Hội An thì bạn sẽ thấy ngôi chùa này đều mang nét kiến trúc giao thoa của người Việt, Hoa và Nhật. Chùa Phước Lâm là công trình thiết kế và xây dựng mang đậm tinh thần Á Đông.
Công trình có kiến trúc độc đáo. Khuôn viên của công trình theo hình chữ Môn với 3 khu vực chính là: cổng, sân và chính điện.
-
Cổng tam quan
Có 2 cổng phụ ở 2 bên ở phía Đông- phía Tây và 1 cổng chính ở giữa đều được xây bằng gạch. Phía trên của cổng chính có đề “Phước Lâm Tự”
-
Sân chùa
Sân chùa rợp bóng cây xanh cổ thụ, cây cảnh và trụ cột cờ. Bao quanh sân là những tấm bình phong, khu nhà Đông (nơi tiếp khách và nơi ở của chú tiểu) và khu nhà Tây (nơi thờ tự)
-
Chính điện
Khu thờ chính điện
Đây là một ngôi nhà có 3 gian chính và 2 gian phụ được lợp mái âm dương, nóc nhà kiểu hình thuyền đắp nổi con rồng, phụng, lân uốn lượn. Chính điện là khu vực đặt các bức tượng thờ Phật, tượng thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, tượng thờ Đại Thế Chí Bồ Tát và bàn thờ Giám Trai, Tứ Thiên Vương
-
Nhà thờ tổ
Nhà thờ tổ là công trình mới được xây dựng năm 1965 ở ngay phía sau chính điện. Đây là khu vực thờ tự người đã khai sơn ra chùa Phước Lâm và các vị trụ trì đã mất
Công trình kiến trúc trong chùa
Trong chùa còn có nhiều hiện vật cổ có giá trị văn hóa, lịch sử rất lớn. Các hiện vật quan trọng như: chuông đồng, khánh đồng, lư hương, hoành gỗ, liễn đối, bát sứ men ngọc, kinh Phật khắc gỗ….
Sau hơn 200 năm tồn tại, công trình nhuốm màu rêu phong của thời gian nhưng giá trị của chùa Phương Lâm chùa lầu để lại vẫn còn mãi. Du khách tới đây không chỉ cầu bình an, may mắn mà còn tìm lại phút thanh tịnh. Du khách có thêm nhiều kiến thức kiến trúc, lịch sử và văn hóa.