Nhà cổ Tấn Ký Hội An – “Bảo tàng sống” mang đậm nét Quảng Nam cổ

Trong Di sản Quốc gia, Tấn Ký Hội An đã được ghi danh ở vị trí đầu tiên trong danh mục nhà cổ đẹp nhất. Nhà cổ Tấn Ký Hội An được xem như “bảng tàng sống” khi gìn giữ được nét đặc trưng căn nhà cổ ở tỉnh Quảng Nam xưa.

Nhà cổ này đã chứng kiến sự lớn lên và già đi của 7 thế hệ nhà họ Lê. Ngôi nhà đã sớm trở thành điểm “check in nơi phố cổ”. Cùng Tour Cù Lao Chàm khám phá kỹ hơn về căn nhà nhé!

Nhà cổ Tấn Ký ở đâu?

Nhà cổ Tấn Ký nằm trên đường Nguyễn Thái Học tại số 101. Dựa trên chia sẻ của khá nhiều người dân nơi đây thì nhà cổ là điểm dừng chân đáng để thử nhất. Khi đi du lịch, khám phá Hội An nếu bỏ lỡ nơi đây quả là một điểm tiếc nuối lớn. 

Nhà cổ Tấn Ký ở đâu?
Nhà cổ nằm trên con đường Nguyễn Thái Học

Lịch sử nhà cổ Tấn Ký Hội An

Đến với nhà cổ Hội An này bạn sẽ được chiêm ngưỡng lịch sử hơn 200 năm tuổi. Cụ thể, ngôi nhà được xây dựng vào năm 1971 bởi một người nhà họ Lê. Tính đến thời điểm hiện tại, ngôi nhà này đã là nơi che mưa nắng cho 7 thế hệ con cháu họ Lê.

Từ đời con cháu thứ 2, gia chủ đã bắt đầu lấy tên cho căn nhà là Tấn Ký. Lý do được giải đáp là cái tên mang ý nghĩa phát đạt, mong mỏi mọi người luôn khỏe mạnh, tiền tài tấn tới. Ở thời điểm này, gia chủ căn nhà cũng mở rộng buôn bán và tiến hành kinh doanh.

Lịch sử nhà cổ Tấn Ký Hội An
Gia chủ căn nhà mang họ Lê

Từ năm 1964, một trận lụt lịch sử đã xảy ra. Nhà cổ này chịu ảnh hưởng rất lớn, tầng 1 gần như bị ngập nặng. Tuy nhiên, điều may mắn nhất đó là các giá trị kiến trúc chắc chắn. Vì thế, căn nhà gần như không bị ảnh hưởng gì nhiều.

Đến năm 1990, nhà cổ Tấn Ký đã được UNESCO công nhận. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, căn nhà này vẫn thuộc về tư nhân. Các gia chủ vẫn sinh sống ở tầng trên. Tầng dưới của nhà cổ được mở rộng để đón du khách vào tham quan.

Đặc trưng của nhà cổ Tấn Ký ở Hội An

Nhà cổ Tấn Ký Hội An có khá nhiều nét độc đáo từ kiến trúc đến đồ lưu niệm. Cụ thể như sau:

Sự kết hợp kiến trúc Trung – Nhật – Việt

Khi nhìn chính diện bạn sẽ dễ dàng thấy được căn nhà có sự giao thoa giữa 3 nền kiến trúc. Cụ thể là kiến trúc Trung – Nhật và Việt. Không gian ngôi nhà cổ có 2 tầng 3 gian.

Phòng khách nằm ở chính diện mang đậm kiến trúc Nhật. Gian nhà này được xây dựng dựa trên phong thủy Kim – Mộc – Thủy – Hỏa và cả Thổ. Mái ngói của căn nhà được lớp theo loại âm dương. Điều này làm cho phòng khách được mở rộng không gian tối đa.

Phong cách kiến trúc giao thoa giữa 3 nước Nhật – Việt – Trung

Nhà cổ được xây dựng theo kết cấu hình ống của phố cổ. Bên trong nhà được chia theo nhiều gian phòng khác nhau. Mặc dù không có cửa sổ nhưng lại có nét thoáng đãng và mát mẻ đến khó tin.

Mặt trước của căn nhà hướng ra đường Nguyễn Thái Học. Gia chủ tận dụng hướng này để làm cửa hiệu bán buôn. Mặt sau nhà cổ có view hướng ra bờ sông, thích hợp cho hoạt động nhập hàng hóa.

Nguyên liệu chính làm nên căn nhà này là các loại gỗ quý. Thêm vào đó còn có sự kết hợp của đá Thanh Hoa, gạch Bát Tràng. Đây đều là những vật liệu bền bỉ, có thể tăng giá trị thẩm mỹ cho căn nhà.

Mỗi một vật liệu được trang trí trong không gian nhà đều được thiết kế tinh tế. Chúng hàm chứa khá nhiều ý nghĩa như hạnh phúc, đỗ đạt, lộc lá, nhiều con cái nối dõi.

Nơi lưu giữ những món đồ cổ quý giá

Ngôi nhà cổ Tấn Ký Hội An đến nay vẫn còn lưu giữ nhiều câu đối tuyệt đẹp. Hơn nữa còn có sự xuất hiện của hoành phi trong không gian nhà. Đặc biệt nhất là có bộ liễn đối Bách Điều. Bộ này được viết bằng 100 đường nét. Mỗi một đường được giới chuyên gia đánh giá như chim đang bay. Trong giới khảo cổ học, bộ liễn đối này là độc nhất vô nhị.

Nhà cổ lưu giữ nhiều cổ vật

Khi bước vào gian đầu tiên của nhà cổ, bạn sẽ ngay lập tức thấy cổ vật và thuyền buồm. Đây đều là những biểu tượng của thương cảng Hội An 400 năm trước.

Khi khám phá vào bên trong căn nhà, bạn có thể thấy bản trích dịch Văn bia ông Lê Tân Ký. người này thành lập hiệu buôn Tân Ký trước đó. Nội dung của văn bia kể về cậu bé Công mồ côi. Sau quá trình nỗ lực, vươn lên trở thành một người danh tiếng lừng lẫy. Cậu bé luôn giúp đỡ người nghèo, được vạn dân quý mến.

Tiếp đến, bạn có thể ngắm nhìn cổ vật đáng giá nhất là “Chén Khổng Tử”. Chiếc chén này gắn liền với tích về Khổng Tử, là chiếc chén “độc nhất” ở Việt Nam, đặc biệt quý hiếm.

Trong phòng khách còn có những cổ vật vô giá khác. Ở 2 bên góc nhỏ còn bày những huy hiệu, quà lưu niệm nhỏ để du khách thuận tiện mua về làm quà.

Giá vé & giờ mở cửa nhà cổ Tấn Ký

Theo khảo sát của Culaocham Tourist thì giá vé vào nhà cổ Tấn Ký Hội An hiện tại là 35.000 VNĐ/lượt. Giờ mở cửa kéo dài từ 8h30 sáng đến 17h45 chiều. Thời lượng tham quan cho mỗi lượt là 20 phút bạn nhé!

Giá vé vào cửa nằm ở ngưỡng bình dân

Khi tham quan căn nhà cổ này, hãy lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Tránh sờ cũng như tác động mạnh vào các cổ vật để tránh gây hư hại.
  • Hạn chế việc ồn ào, to tiếng khi vào tham quan.
  • Luôn giữ lại cuống vé để sử dụng trong suốt quá trình tham quan căn nhà.
  • Việc tham quan với đoàn khách từ 8 người trở lên sẽ được miễn phí hướng dẫn.
  • Bạn có thể liên hệ với người thuyết minh ở điểm bán vé nhé!
  • Khu vực bán đồ lưu niệm bạn có thể tự do lựa chọn mang về cho bạn bè.

Để hành trình khám phá Hội An trở nên trọn vẹn hơn, bạn đừng quên ghé thăm nhà cổ Quân Thắng nhé!

Bên cạnh đó, nhà cổ Phùng Hưng Hội An cũng là điểm đến đáng để bạn dừng chân. Các địa điểm cách nhau không quá xa vì thế, nếu có cơ hội, đừng bỏ lỡ bạn nhé!

Lặng lẽ gắn kết cùng tháng năm, nhà cổ Tấn Ký Hội An hiện đang trở thành biểu tượng sống của tỉnh Quảng Nam. Ghé thăm ngay nhà cổ để chiêm ngưỡng những giá trị mà chúng tôi đề cập trên bạn nhé!

Đánh giá post
Bài viết liên quan