Làng đúc đồng Phước Kiều – một điểm hẹn mang đậm chất văn hóa của xứ Quảng đang được hàng triệu du khách ghé thăm mỗi năm. Trong hành trình khám phá đất Việt, sẽ là một thiếu sót lớn nếu như bạn chưa đặt chân đến ngôi làng truyền thống này!
Giới thiệu Làng đúc đồng Phước Kiều Hội An
Du lịch đất Hội gây ấn tượng mạnh mẽ đối với du khách thập phương nhờ nét đẹp bình yên của những ngôi làng cổ, truyền thống và khung cảnh nhuốm ánh chiều tà ở phố cổ. Nổi bật trong số các điểm đến đó phải kể đến làng đúc đồng Phước Kiều Hội An. Các thông tin về ngôi làng này như sau:
Làng Phước Kiều ở đâu?
Làng đúc đồng Phước Kiều được biết đến với danh xưng là nơi sinh ra hình thể cồng chiêng cùng với nhiều sản phẩm văn hóa có giá trị lịch sử cao. Làng nghề truyền thống này có tuổi thọ cao nhất ở mảnh đất Quảng – hơn 400 tuổi.
Làng đúc đồng này nằm ở xã Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam. Khoảng cách từ ngôi làng truyền thống Phước Kiều đến chùa Cầu Hội An là 8km. Làng nghề mở cửa vào mỗi 8h sáng đến 5h chiều mỗi ngày.
Để đến được làng đúc đồng truyền thống Phước Kiều, du khách chỉ cần men theo hướng đường Hùng Vương, rẽ vào đường Phạn Thán. Sau đó, bạn hãy chạy xe dọc theo hướng đường Nguyễn Du và rẽ vào bưu điện Điện Phương. Cuối cùng, đi thẳng 200m sẽ chạm tới ngôi làng.
Hiện tại, làng đang mở cửa đón khách du lịch miễn phí. Các du khách đến đây sẽ không cần mua bất cứ loại vé vào nào.
Bề dày lịch sử làng nghề Phước Kiều
Dựa theo thông tin từ những nghệ nhân trong làng đúc đồng Phước Kiều và các tài liệu sử sách ghi lại thì ngôi làng này đã được hình thành, chính thức phát triển từ những năm đầu của thế kỷ 17.
Người khai sinh ra làng nghề truyền thống này là ông Dương Tiền Hiền. Được biết, nghệ nhân này là người gốc Thanh Hóa, di cư vào xứ Quảng và khai sinh nghề đúc đồng, truyền dạy cho người dân ở mảnh đất này. Thuở đầu, làng nghề chỉ đúc binh khí, đồ gia dụng bằng đồng để phục vụ cho nhu cầu của vua chúa, quan nhà Nguyễn.
Mãi cho đến cuối thế kỷ 18, khi quân Tây Sơn dừng chân ở xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam dừng chân ở làng nghề, tổ chức rèn vũ khí và tạc tượng thì làng mới thêm nhiều sản phẩm mới. Vào năm 1832, làng chú tượng Phước Kiều cùng với làng tạc tượng Đông Kiều do quân Tây Sơn thành lập đã được vua Minh Mạng sáp nhập lại với nhau.
Vị vua này cũng đã lấy tên cho ngôi làng là làng đúc đồng Phước Kiều. Cho đến hiện tại, cái tên này vẫn tồn tại và đem đến nhiều giá trị văn hóa, lịch sử lớn cho đất Quảng, đất Việt.
Chủ tịch Hội người đúc đồng Phước Kiều – ông Dương Ngọc Tiễn cho biết, ở thời điểm hiện tại làng nghề có 3 doanh nghiệp tư nhân, 7 cơ sở hộ gia đình làm nghề. Mỗi năm, làng nghề sản xuất được 6 tấn sản phẩm từ đồng và nức tiếng gần xa.
Những vật phẩm giá trị được sản xuất tại Làng Phước Kiều
Trước đây, người dân trong làng nghề thường đúc các sản phẩm như: chuông đồng, chiêng đồng, tượng đồng, nhạc cụ bằng đồng, tranh – chữ đồng, đồ đồng thờ cúng – trang trí, đồ phong thuỷ,…
Đặc biệt trong số đó có công chiêng. Sản phẩm của làng nghề truyền thống Phước Kiều này đã có mặt ở hầu khắp các bản làng dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Ở thời điểm hiện tại, các nghệ nhân làng nghề còn sáng tạo và chế tác thêm nhiều loại đồ trang trí nội thất khác cho khu du lịch, biệt thự, khí nhạc…
Dù không ngừng phát triển và có nhiều sản phẩm giá trị mang ra thị trường nhưng các nghệ nhân của làng nghề cho biết:
Để làng Phước Kiều vang danh hơn nữa thì chính quyền cần có chính sách khuyến công. Chính quyền cần hỗ trợ trang thiết bị, đường giao thông. Nhờ vậy, người dân trong làng Phước Kiều được tiếp cận với các nguồn vốn lớn đầu tư, mở rộng sản xuất.
Đồng thời, nhà nước cũng cần có chính sách nâng cấp, cải tạo hệ thống đường giao thông. Nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện di chuyển, lưu thông hàng hóa. Qua đó, góp phần quảng bá làng nghề, nâng cao giá trị sản phẩm và tạo ra nhiều nguồn thu nhập lớn cho người dân làng Phước Kiều.
Trải nghiệm thú vị khi đến Làng đúc đồng Phước Kiều
Ghé thăm làng đúc đồng Phước Kiều, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng nét đẹp ở làng mà còn có cơ hội tận mắt chứng kiến quy trình đúc đồng và tự tay làm nên một sản phẩm. Điều này thật tuyệt đúng không?
Nét đẹp bình dị và con người thân thiện tại Làng nghề Phước Kiều
Khi ghé thăm làng nghề này chắc chắn bạn sẽ phải bất ngờ vì khung cảnh bình dị ở làng và nét chất phác của người dân nơi đây. Mỗi một góc của ngôi làng truyền thống này đều mang đậm nét văn hóa dân tộc xưa. Không khí trong làng Phước Kiều ban ngày không quá nhộn nhịp, về cơ bản rất yên tĩnh và thoải mái.
Người dân cười nói và luôn nhiệt tình chào đón du khách. Họ sẵn sàng chia sẻ các thông tin về làng nghề và chỉ dẫn cho du khách những điều thú vị. Vì thế, du khách khi bước chân vào ngôi làng này không chỉ tận hưởng được nét bình dị của thôn quê, sự nhiệt tình của người dân mà còn hiểu thêm về văn hóa ở làng.
Khoảng thời gian ghé thăm làng chắc chắn sẽ mãi đọng lại trong ký ức của mỗi người. Mỗi khi nhớ lại, tin rằng, trái tim của bạn sẽ không ngừng thổn thức và muốn được quay lại trò chuyện cùng người dân Phước Kiều.
Chiêm ngưỡng tác phẩm độc đáo, tinh xảo nơi đây
Nằm dọc theo tuyến đường phố cổ Hội An, làng đúc đồng Phước Kiều được nhiều du khách biết tới và ghé thăm nhờ những gian hàng bán sản phẩm ở 2 bên đường. Các loại sản phẩm được bán có thể kể đến như cồng chiêng, tượng, đỉnh, chuông, đồ phong thủy hay đồ thờ cúng… Tất cả chúng đều được làm bằng đồng.
Cồng, chiêng là những sản phẩm nổi bật nhất của làng nghề. Đây cũng là vật phẩm làm nên tiếng tăm cho làng nghề Phước Kiều. Mỗi một chiếc cồng, chiêng đều được làm theo các tiêu chuẩn khác nhau. Chúng đòi hỏi người nghệ nhân khi chế tác nhát thiết phải tạo ra các hợp kim riêng như đồng pha thiếc, đồng pha vàng… Tỷ lệ pha trộn chúng được xem là bí quyết của mỗi một nghệ nhân.
Công trình lớn nhất của làng nghề đúc đồng Phước Kiều là Đại Hồng Chung ở nghĩa trang liệt sĩ xã Điện Bàn. Để hoàn thành tác phẩm này, hơn 40 nghệ nhân đã ngày đêm chăm chỉ rèn, đúc. Được biết, đây là hợp kim đồng có kích thước lớn nhất, mang đậm nét hùng ca và thể hiện được văn hóa sâu sắc của con người xứ Quảng.
Xem thêm:
- Khám phá mùa hè năm nay với COMBO Tour Cù Lao Chàm: tham gia Tour lặn biển – Tour đi bộ dưới biển cực thú vị!
Gặp gỡ những nghệ nhân tài ba tại Làng nghề Phước Kiều
Có thể bạn không biết nhưng đã có một thời gian người ta tưởng chừng như đồ đồng ở xứ Quảng và làng nghề Phước Kiều bị xóa sổ. Bởi du khách ghé thăm ít, số lượng nghệ nhân còn gắn bó với nghề truyền thống chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Tuy nhiên, dưới sự ủng hộ của tỉnh nhà cũng như lòng nhiệt huyết của các cha ông để lại, những nghệ nhân chân chính ở làng nghề đã bắt tay vào công cuộc gìn giữ nghề cho thế hệ sau. Dựa theo ghi chép của làng, ông Dương Ngọc Tiễn đã bỏ ra không ít công sức và tiền để tìm tòi, sưu tập tài liệu từ thời cha ông.
Để từ đó, ông viết nên cuốn Lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề đúc đồng Phước Kiều. Ông đã chứng minh được sự ra đời và phát triển trường tồn của làng nghề. Ở làng Phước Kiều hiện nay, các người thợ lành nghề đều có đôi tai nhạy, bàn tay khéo léo và sự tinh tường, tỉ mẫn. Các nghệ nhân này ngày đêm cố gắng đưa sản phẩm của làng nghề ra thị trường quốc tế và hút khách du lịch ghé thăm làng.
Các nghệ nhân ở làng đúc đồng không chỉ thoải mái chia sẻ các bí kíp làm nghề, thông tin về làng mà còn rất tự hào về nhà nước. Họ luôn quan điểm rằng, nghề truyền thống phải được cha truyền con nối. Khi gặp gỡ các nghệ nhân ở đây, trò chuyện cùng họ, bạn sẽ cảm nhận rõ sự yêu nghề và nhiệt huyết giữ lửa của họ.
Khám phá quy trình đúc đồng chuyên nghiệp
Dựa theo chia sẻ của các nghệ nhân ở làng nghề, để làm nên những sản phẩm chất lượng thì người thợ đúc đồng làm rất nhiều công đoạn. Cụ thể là nhồi đất, làm bia,m giáp khuôn, trổ điệu, pha chế kim loại thử tiếng… Khâu cuối cùng là làm nguội.
Trong số đó, khâu pha chế kim loại được đánh giá là khâu khó nhất và quan trọng nhất. Thông qua khâu đoạn này, người ta biết được kỹ năng của người làm nghề. Đây cũng là khâu quyết định đến phầm âm thanh của những chiếc cồng, chiêng, … Nếu nghệ nhân có kinh nghiệm thì sản phẩm làm ra sẽ đạt đến trình độ kỹ thuật cao mà hiếm nơi nào bì kịp.
Yếu tố cần có cho quy trình làm đúc đồng ở làng nghề chính là nghệ nhân phải có bí quyết, đôi tai tinh nhạy, thẩm âm tốt. Có như vậy, họ mới phân biệt được chính xác đâu là âm của chiêng làng, đâu là thanh của tiếng cồng. Từ đó, họ có thể nhanh chóng tạo ra sản phẩm có tiếng vang tốt.
Mua sản phẩm giá trị tại đây về làm quà
Nếu có cơ hội ghé thăm làng đúc đồng Phước Kiều các bạn đừng quên mua một vài món đồ lưu niệm về làm quà cho bè bạn, người thân nhé! Dọc theo con đường tới làng hay ngay cả bên trong làng đều có nhiều cửa hàng bán sản phẩm từ đồng. như cồng chiêng, tượng, đỉnh, chuông hay những nhạc cụ, đồ phong thủy, thờ cúng… Kích thước của các món đồ lớn nhỏ đều có. Vì thế, các bạn có thể dựa trên sở thích của cá nhân để lựa ra món đồ phù hợp và chọn mua nhé!
Lưu ý tham quan tại Làng đúc đồng Phước Kiều Hội An
Làng đúc đồng Phước Kiều mở cửa tự do, đón khách vào thăm miễn phí. Tuy nhiên, khi ghé thăm địa điểm du lịch Hội An này, các bạn nên chủ tâm để ý đến những điều dưới đây:
- Du khách nên chủ động mang theo các món đồ dùng cá nhân, ô và áo chống nắng khi vào làng nghề. Bởi thời tiết nắng và bạn cần phải đi bộ di chuyển tới khá nhiều địa điểm trong làng nghề. Việc chủ động mang theo các vật dụng cá nhân sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình du lịch của bạn.
- Trang phục tới làng nghề bạn có thể mặc tùy ý. Thế nhưng, nếu đi vào những ngày nắng nóng thì bạn nên hạn chế mặc váy quá ngắn và cần phải chủ động che chắn cho cơ thể. Điều này sẽ đảm bảo rằng, làn da của bạn không bị hư hỏng, rám nắng.
- Nếu đói, du khách có thể chọn ăn uống ở các quán quanh làng hoặc di chuyển theo hướng phố cổ Hội An nhé! Rất nhiều đặc sản ngon được bán tại làng nghề và đường về phố cổ. Vì thế, bạn có thể dừng chân để thưởng thức và khám phá phố Hội về đêm.
- Khi mua các vật phẩm lưu niệm về làm quà hãy hỏi giá trước. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc cân đối tài chính và có sự lựa chọn phù hợp nhất.
Khám phá những Làng nghề truyền thống tại Hội An
Xung quanh làng đúc đồng Phước Kiều Hội An còn có các làng nghề truyền thống nổi bật khác như:
– Làng rau Trà Quế Hội An: Làng nghề truyền thống ở Hội An hấp dẫn ánh nhìn của du khách bởi những vườn rau xanh mướt.
– Làng mộc Kim Bồng: Ghi điểm trong mắt du khách với các công trình nghệ thuật đặc sắc, có giá trị lịch sử và văn hóa cao. Làng nghề này đặc biệt nổi tiếng với những sản phẩm đồ gia dụng, đinh hương và thuyền… Ghé thăm làng mộc, bạn cũng sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng quá trình làm nên một tác phẩm gỗ tinh xảo.
– Làng chiếu Bàn Thạch: Ngôi làng này nổi tiếng với phiên chợ Chiếu lúc 4 – 5 giờ sáng. Sản phẩm của làng nghề luôn độc đáo trong các hoa văn và sợi đay, sợi cói.
– Làng đèn lồng truyền thống: Làng nghề có tuổi đời hơn 400 năm. Ghé thăm làng nghề bạn sẽ được tận mắt chứng kiến quy trình làm chiếc lồng đèn công phu thế nào. Đồng thời bạn cũng sẽ được check in trong khung cảnh 4 bể là lồng đèn vô cùng đặc sắc.
– Làng Lụa Hội An: Nổi tiếng với nghề truyền thống là ươm tơ, dệt lụa. Tới đây, bạn sẽ phải bất ngờ bởi các gian hàng vải đặc sắc, nhiều sản phẩm dệt may nghệ thuật. Các bức tranh vải ở làng nghề còn tái hiện rõ nét cuộc đời của các nghệ nhân ngành dệt.
– Làng trống Lâm Yên: Làng nghề truyền thống ở Hội An này đã có bề dày phát triển hơn 200 năm. Làng nghề nổi tiếng với những chiếc trống lớn và âm thanh vang vọng.
Lời kết
Công ty du lịch Cù Lao Chàm mong rằng, những thông tin về làng đúc đồng Phước Kiều trên đây sẽ hữu ích với quý độc giả. Trong nhiều năm trở lại đây, làng nghề vẫn luôn thu hút sự chú ý của đông đảo du khách và là điểm du lịch không thể thiếu trong hành trình khám phá đất Quảng. Vậy nên, nếu có thời gian, bạn đừng nên bỏ lỡ điểm đến này nhé!