Nghe đến cái tên làng chiếu Bàn Thạch người ta lập tức nhớ đến khung cảnh sợi cói nhuộm đủ sắc màu được phơi trên các nẻo đường và hình ảnh người thợ miệt mài bên khung dệt. Nếu có cơ hội đặt chân đến phố Hội, bạn đừng quên ghé thăm làng nghề truyền thống này!
Đôi nét về Làng chiếu Bàn Thạch
Làng nghề truyền thống ở Hội An luôn nổi bật trong mắt các du khách và có sức hút gì đó rất lạ. Hành trình khám phá các làng nghề ở Hội An sẽ là một thiếu sót lớn nếu như bạn không đặt chân đến làng chiếu Bàn Thạch. Được biết, làng nghề này đã tồn tại hơn 500 năm qua.
Làng chiếu Bàn Thạch nằm ở đâu?
Xứ Quảng từ trước đến nay vẫn luôn nổi tiếng là nơi tập trung nhiều làng nghề. Trong số đó, nổi bật nhất là làng nghề truyền thống làm chiếu Bàn Thạch. Làng nghề này nằm ở thôn Đông Bình, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Nhiều người đến đây và có ấn tượng rằng, làng như nằm tách biệt với thế giới bên ngoài.
Họ cảm tưởng rằng, làng chiếu này hệt như một ốc đảo nằm lơ lửng giữa 3 con sống lớn là Thu Bồn, Lyly và Trường Giang.
Lịch sử của làng chiếu cói Bàn Thạch
Nhiều tài liệu ghi lại rằng, trong thời gian đất nước loạn lạc, người dân ở miền Bắc đã di cư đến vùng đất này. Họ nhận thấy rằng, thiên nhiên lý tưởng, có nhiều cánh đồng cói, đay, rất thích hợp để phát triển nghề chiếu. Chính vì thế, họ đã dựa theo vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên thuận lợi để phát triển nên làng nghề chiếu Bàn Thạch nổi danh như hiện nay.
Nghề làm chiếu ở Bàn Thạch có hội tủ đầy đủ các yếu tố thiên thời địa lợi nhân hòa. Trải qua rất nhiều thăng trầm lịch sử và các giai đoạn chiến tranh gian khổ, nghề làm chiếu ở Bàn Thạch vẫn luôn được người dân gìn giữ và phát triển.
Có thể bạn không biết nhưng ở thời kỳ đỉnh cao, 80 – 90% hộ dân trong làng nghề đã làm giàu chỉ bằng nghề chiếu. Các thương hiệu và thành phẩm từ ngôi làng nghề truyền thống ở Hội An này đã trở thành nguồn thu nhập chủ chốt của người dân.
Trong những năm thập niên 80. chiếu Bàn Thạch đã có mặt trên đất Liên Xô, Đông Âu. Tới thời điểm hiện tại, chiếu đã góp mặt ở hơn 30 quốc gia khác nhau. Trong các lễ hội bà Thu Bồn, Ấn tượng Mỹ Sơn,.. hình ảnh chiếu Bàn Thạch xuất hiện đầy rẫy tại các gian hàng.
Năm 2004, tỉnh Quảng Nam đã chính thức công làng nghề làm chiếu Bàn Thạch. Hiện nay, làng nghề Bàn Thạch đã có không ít thay đổi nhưng nghề làm chiếu ở đây vẫn luôn được gìn giữ và phát triển.
Chiêm ngưỡng khung cảnh cánh đồng cói vào mùa gặt
Để chiêm ngưỡng rõ nét nhất hình ảnh cánh đồng cói du khách có thể xem qua bộ ảnh Sắc màu làng chiếu Bàn Thạch của nhiếp ảnh gia Trần Minh Trí.
Trong bộ ảnh này, các bạn sẽ thấy rõ hình ảnh của những cánh đồng cói bạt ngàn. Vào lúc giao mùa (tháng 4 – tháng 5), nắng trải rộng trên cánh đồng. Và đây cũng là thời điểm mà người dân đi thu hoạch cói.
Cói chín ngả vàng và người dân gặt từng khóm về dựng bên bếp nhà. Đàn ông lo việc thu cói, phơi và tước sợi. Những người phụ nữ lại chịu trách nhiệm bứt cói và ngồi chẻ thành từng sợi nhỏ.
Từng khóm cói được buộc lại và người dân xếp thành nhiều hình thù đặt trên cánh đồng trước khi chở về. Nhìn từ trên cao, bạn có thể thấy rõ nét hơn về nét đẹp của cánh đồng cói vào mỗi mùa thu hoạch.
Một số hình ảnh mà bạn nên xem qua như sau:
Trải nghiệm một ngày ở Làng dệt chiếu Bàn Thạch có gì thú vị?
Không phải ngẫu nhiên là làng chiếu Bàn Thạch trở nên nổi tiếng trên cả nước. Có được sức hút này là nhờ làng nghề sở hữu những bức tranh sợi cói siêu đẹp và được nhiều nhiếp ảnh gia ghi lại mỗi mùa. Ngoài ra, làng còn đặc biệt gây ấn tượng bởi các câu chuyện làm chiếu, chợ chiếu.
Chiêm nghiệm bao năm thăng trầm tại Làng dệt chiếu Bàn Thạch
500 năm qua, làng chiếu Bàn Thạch đã trải qua rất nhiều biến động. Nghề truyền thống này từ khi ra đời cho đến nay vẫn luôn gắn liền với cuộc sống của người dân ở Bàn Thạch. Mặc dù có nhiều thăng trầm nhưng nghề làm chiếu vẫn được người dân gìn giữ và phát huy.
Dựa theo các số liệu thống kê mới nhất thì ở làng Bàn Thạch hiện đang có 1356 người dân theo nghề. Vào thời kỳ đỉnh cao có hơn 700 người đang làm tốt công việc dệt chiếu. Thu nhập của người dân tại Bàn Thạch gần như dựa vào nghề dệt và bán chiếu. Do vậy, không khó hiểu khi mà hầu hết người già, trẻ nhỏ trong làng đều biết làm chiếu.
Mỗi người giỏi một công đoạn và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Để từ đó, không chỉ tạo ra thu nhập cá nhân mà còn góp phần làm cho làng nghề thêm phần phát triển. Nhiều năm trở lại đây, sản phẩm chiếu cói ở làng nghề có phần khó tiêu thụ. Giá bán chiếu ra thị trường thấp hơn so với nhiều nơi khác.
Người dân cũng đã bước đầu có những thay đổi trong cách sống và làm nghề. Không có quá nhiều người còn theo nghề dệt chiếu nữa. Thế nhưng, sâu trong tiềm thức của mỗi một con người ở làng nghề vẫn luôn tự nhủ rằng bản thân sẽ giữ gìn tốt các giá trị mà ông cha để lại.
Thời gian tới, sự góp mặt và ủng hộ của chính quyền tỉnh Quảng Nam sẽ càng làm cho làng nghề được tiếp sức và gìn giữ.
Bật mí hoạt động không thể thiếu khi đến du lịch Cù Lao Chàm:
Lắng nghe câu chuyện làm chiếu cói Bàn Thạch xa xưa đến nay
Ghé thăm làng nghề làm chiếu Bàn Thạch du khách còn có cơ hội khám phá chi tiết quy trình để tạo nên những chiếc chiếu tuyệt đẹp. Dựa theo chia sẻ của người dân ở làng thì nguyên liệu chính để làm chiếu là cói và sợi đay.
Họ sẽ bứt cói đem về nhà. Sau đó, chẻ chúng thành từng sợi nhỏ và phơi dưới nắng mặt trời. Thời gian phơi trung bình là từ 4 – 5 ngày. Sợi chiếu lúc này đã khô lại nhưng vẫn giữ được độ dài và chắc.
Có 2 công đoạn chính trong quá trình làm chiếu là:
- Nhuộm màu: Sau khi sợi chiếu đã được phơi khô, người dân sẽ đưa chúng đi nhuộm màu. Muốn cho màu lên đẹp và khó phai thì người dân Bàn Thạch sẽ nhúng từng chùm nhỏ vào nồi phẩm màu đã được chuẩn bị từ trước. Sợi cói sau khi đã được nhuộm màu sẽ một lần nữa đưa ra phơi dưới trời nắng. Tuy nhiên, phơi sợi chiếu ở giai đoạn này, người ta thường phơi dưới nền nhiệt vừa. Như vậy, sợi cói không bị mốc và bị gãy.
- Dệt chiếu: Muốn dệt thành chiếc chiếu Bàn Thạch thì người dân ở làng nghề phải chuẩn bị sẵn khung và thoi dệt. Quá trình dệt bắt buộc phải có sự tham gia của 2 người. Một người sẽ chịu trách nhiệm đưa thoi, một người thực hiện công đoạn kéo khung cửi. Chiếu khi dệt xong sẽ được người đân cắt vuông vắn và cố định ở 4 cạnh.
Ghé thăm phiên chợ chiếu Bàn Thạch
Chợ chiếu Bàn Thạch là phiên chợ duy nhất ở xứ Quảng chỉ họp để bán chiếu. Phiên chợ này đã tồn tại hàng trăm năm. Chợ họp từ 4 – 8 giờ sáng và quy tụ hàng trăm người tham gia. Người ta sẽ mua bán các sản phẩm chiếu cũng như nguyên liệu cói.
Từ tờ mờ sáng, khi bước chân đến phiên chợ này, bạn đã nghe thấy tiếng quang gánh kẽo kẹt, tiếng xe đạp kin kít. Bước vào sâu trong phiên chợ bạn sẽ bắt gặp hình ảnh dòng người mua bán tấp nập.
Mỗi một phiên như vậy, chợ chiếu làng Bàn Thạch có thể tiêu thụ đến 8.000 tấm chiếu khác nhau. Người ta có thể bán cho người dân các nguyên liệu dệt chiếu và cung cấp cho dân thương lái tiêu thụ ở Quy Nhơn, Bình Định, Đà Nẵng, Huế…
Chiếu ở làng Bàn Thạch cũng được xem là một trong những vật dụng không thể thiếu ở mỗi gia đình xứ Quảng dịp hè. Sự thanh mảnh, trang nhã của các sản phẩm từ làng đã góp phần làm đẹp thêm đời sống người dân xứ Quảng.
Kết luận
Nằm ngay cạnh làng Bàn Thạch còn có nhiều làng nghề truyền thống khác như làng trống Lâm Yên, Làng đúc đồng Phước Kiều hay làng rau trà quế Hội An… Vì vậy du khách có thể kết hợp tham quan trọn vẹn các làng nghề truyền thống ở xứ Quảng nhé!
Trên đây là chi tiết các thông tin về làng chiếu Bàn Thạch. Công ty du lịch Cù Lao Chàm luôn triển khai các tour Cù Lao Chàm – Hội An – Bà Nà Hills với giá siêu ưu đãi. Nếu có nhu cầu đừng quên liên hệ đến chúng tôi và nhận tư vấn miễn phí nhé!