Lễ hội Vía Bà Thiên Hậu: Tín ngưỡng sâu sắc của cộng đồng người Hoa

Lễ hội vía bà Thiên Hậu là một nét đặc trưng văn hoá của người Hoa tại Hội An từ bao đời nay, lễ hội thu hút hàng nghìn người tham gia mỗi năm. Cùng Cù Lao Chàm Tourist “nghé thăm” lễ hội này cò gì đặc sắc mà được nhiều du khách quan tâm đến vậy.

Lễ hội vía bà Thiên Hậu là một nét đặc trưng văn hoá của người hoa tại Hội An
Lễ hội vía bà Thiên Hậu là một nét đặc trưng văn hoá của người hoa tại Hội An

Bà Thiên Hậu là ai?

Bà Thiên Hậu hay Thiên Hậu Thánh Mẫu (chữ Hán: 天后聖母) , Bà tên thật là Lâm Mặc, sinh ra vào khoảng thế kỷ thứ 10 tại Phủ Điền, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Là một vị nữ thần được tôn kính trong tín ngưỡng dân gian và Đạo giáo của người Hoa. Bà nổi tiếng với nhiều truyền thuyết liên quan đến việc cứu giúp ngư dân và tàu thuyền gặp nạn trên biển. Bà được coi là người bảo trợ của ngư dân và những người đi biển, giúp họ vượt qua bão tố và nguy hiểm và từ đó mỗi nằm moi người đều tới tham gia lễ hội vía Bà Thiên Hâu như một hành động biết ơn.

Bà tên thật là Lâm Mặc, sinh ra vào khoảng thế kỷ thứ 10 tại Phủ Điền, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Bà tên thật là Lâm Mặc, sinh ra vào khoảng thế kỷ thứ 10 tại Phủ Điền, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.

Câu chuyện về lễ vía bà Thiên Hậu Hội An

Có rất nhiều câu chuyện nói về bà Thiên Hậu Hội An, sau đây chúng tôi sẽ kể lại một vài thông tin tiêu biểu về lễ hội này.

Nguồn gốc của lễ hội

Lễ hội vía Bà Thiên Hậu, còn gọi là Lễ hội Thượng Ngư hay Lễ hội Mẹ Thiên Hậu, bắt nguồn từ tín ngưỡng của người Hoa. Theo học giả Vương Hồng Sển bà Thiên Hậu, tên thật là Lâm Mặc Nương, sinh ra tại đảo Mi Châu, Phúc Kiến vào ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thân (1044). Mẹ của bà phải mang thai 14 tháng mới hạ sinh. Bà là người có đầu óc thông minh và nhanh nhẹn, 8 tuổi bà biết đọc, 11 tuổi bà tu theo, Phật giáo13 tuổi bà thọ lãnh thiên thơ.

Bà có khả năng tiên tri và phép thuật, cứu giúp ngư dân và tàu thuyền gặp nạn trên biển
Bà có khả năng tiên tri và phép thuật, cứu giúp ngư dân và tàu thuyền gặp nạn trên biển

Theo truyền thuyết, bà có khả năng tiên tri và phép thuật, cứu giúp ngư dân và tàu thuyền gặp nạn trên biển. Sau khi bà mất, dân làng suy tôn bà là “Thông hiền linh nữ” và lập đền thờ. Triều đình nhà Tống và các triều đại sau đó phong bà là “Thiên Hậu Thánh Mẫu”. Từ đó, lễ hội vía bà Thiêu Hậu đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống văn hóa và tín ngưỡng của người Hoa, bao gồm cả cộng đồng người Hoa tại Hội An.

 Lễ hội do ai tổ chức?

Lễ hội vía Bà Thiên Hậu Hội An được tổ chức bởi cộng đồng người Hoa tại Hội An. Cộng đồng này đã gìn giữ và truyền bá tín ngưỡng thờ phụng Bà Thiên Hậu qua nhiều thế hệ. Cộng đồng người Hoa không chỉ tổ chức lễ hội này để tôn vinh Bà Thiên Hậu mà còn để gắn kết cộng đồng và duy trì các giá trị văn hóa truyền thống.

Cộng đồng Hoa đã gìn giữ và truyền bá tín ngưỡng thờ phụng Bà Thiên Hậu qua nhiều thế hệ.
Cộng đồng Hoa đã gìn giữ và truyền bá tín ngưỡng thờ phụng Bà Thiên Hậu qua nhiều thế hệ.

Ý nghĩa của lễ vía bà Thiên Hậu Hội An

Lễ hội vía Bà Thiên Hậu Hội An không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo mà còn là một sự kiện văn hóa quan trọng, gắn kết cộng đồng người Hoa tại Hội An. Lễ hội này thể hiện lòng thành kính và biết ơn của người dân đối với Bà Thiên Hậu, người đã bảo trợ và cứu giúp họ trong những lúc nguy nan. Ngoài ra, lễ hội còn là dịp để người dân cầu nguyện cho sự bình an, sức khỏe và may mắn. 

Thời gian – Địa điểm tổ chức lễ vía Bà Thiên Hậu Hội An

Thời gian diễn ra lễ vía Bà Thiên Hậu Hội An: Ngày 22-23/3 âm lịch hàng năm. 

Địa điểm: Dương Thương Ngũ Bang Hội Quán, 64 Trần Phú, Hội An, Quảng Nam. Gồm Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Ngũ Bang, Hội quán Phước Lộc Thiên (Hội An). Trong khoảng thời gian này cộng đồng người Hoa tại Hội An sẽ cùng nhau tổ chức các nghi lễn và hoạt động nhằm tôn vinh Bà Thiên Hậu.

Lễ hội được tổ chức sôi động, và nào nhiệt với sự tham gia của đông đảo người dân
Lễ hội được tổ chức sôi động, và nào nhiệt với sự tham gia của đông đảo người dân

Các nghi thức và hoạt động chính trong lễ vía Bà Thiên Hậu

Lễ hội vía Bà Thiên Hậu là một sự kết hợp độc đáo giữa các nghi thức tôn giáo và hoạt động hội hè, thể hiện rõ nét văn hóa đặc sắc của người Hoa. Lễ hội này  mang tính chất tâm linh và tạo cơ hội để cộng đồng gắn kết và chia sẻ niềm vui.

Lễ mộc dục 

Lễ mộc dục là nghi thức tắm rửa tượng Bà Thiên Hậu bằng nước thơm, biểu tượng cho sự thanh tẩy và tôn kính. Nghi thức này được thực hiện bởi các vị chức sắc tôn giáo và những người cao tuổi trong cộng đồng. Lễ mộc dục không chỉ là một phần quan trọng trong các nghi lễ, mà còn là dịp để mọi người thể hiện lòng thành kính và sự trân trọng đối với Bà Thiên Hậu.

Lễ mộc dục là nghi thức tắm rửa tượng Bà Thiên Hậu bằng nước thơm
Lễ mộc dục là nghi thức tắm rửa tượng Bà Thiên Hậu bằng nước thơm

Phần lễ chính

Phần lễ chính của Lễ Hội vía Bà Thiên Hâu bao gồm các nghi thức dâng hương, cầu nguyện và rước kiệu Bà Thiên Hậu qua các tuyến đường chính của Hội An. Các nghi thức này được thực hiện một cách trang trọng và nghiêm túc, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách.

  • Dâng hương và cầu nguyện: Người dân đến các hội quán để dâng hương, cầu nguyện cho sự bình an, sức khỏe và may mắn. Đây là lúc mọi người thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với Bà Thiên Hậu.
  • Rước kiệu Bà Thiên Hậu: Một trong những hoạt động nổi bật nhất trong lễ hội là rước kiệu Bà Thiên Hậu qua các đường phố. Kiệu được trang trí lộng lẫy và được rước đi trong không khí trang nghiêm, với sự tham gia của nhiều người dân và các đoàn múa lân, múa rồng.

Ngoài các nghi lễ tôn giáo, lễ hội vía Bà Thiên Hậu còn có nhiều hoạt động hội hè như múa lân, biểu diễn nghệ thuật, và các trò chơi dân gian. Những hoạt động này không chỉ tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi mà còn là dịp để mọi người giao lưu, học hỏi và gắn kết cộng đồng.

Người dân đến các hội quán để dâng hương, cầu nguyện cho sự bình an, sức khỏe và may mắn.
Người dân đến các hội quán để dâng hương, cầu nguyện cho sự bình an, sức khỏe và may mắn.

Lễ hội Vía Bà Thiên Hậu không chỉ là một sự kiện tôn giáo quan trọng mà còn là dịp để cộng đồng người Hoa tại Hội An duy trì và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Qua các nghi thức tôn nghiêm và những hoạt động hội hè sôi nổi, lễ hội này góp phần gắn kết cộng đồng, tạo nên bầu không khí đoàn kết và vui tươi. 

Ngoài việc tham gia lễ hội, du khách còn có thể khám phá thêm những trải nghiệm thú vị khác tại Hội An. Một trong những điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua là Tour Cù Lao Chàm, nơi bạn có thể thả mình vào khung cảnh thiên nhiên hoang sơ và tận hưởng không khí trong lành của biển cả.

Đối với những ai yêu thích khám phá đại dương, Tour lặn biển sẽ mang đến cho bạn cơ hội chiêm ngưỡng thế giới sinh vật biển đa dạng và sắc màu. Nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác độc đáo hơn, hãy thử Tour đi bộ dưới biển để cảm nhận một cách trực tiếp vẻ đẹp kỳ diệu của đại dương ngay dưới chân mình. Những hoạt động này chắc chắn sẽ làm chuyến đi của bạn thêm phần thú vị và đáng nhớ.

Đánh giá post
Bài viết liên quan