Miếu tổ nghề Yến là nơi thể hiện rõ nét nhất đời sống văn hóa và tín ngưỡng của người dân trên đảo Cù Lao Chàm. Vậy, miếu tổ này ở đâu? Có những trải nghiệm gì khi bạn ghé thăm miếu tổ? Hãy cùng Công ty du lịch Cù Lao Chàm khám phá chi tiết hơn nhé!
Miếu tổ nghề Yến ở đâu?
Miếu tổ nghề Yến nằm ở khu vực Bãi Hương, địa phận Hòn Lao. Nếu xét về mặt vị trí địa lý thì miếu tổ nằm trong xã Tân Hiệp, thành phố Hội An. Khoảng cách từ miếu tổ đến cảng Cửa Đại là 15km.
Để đến với miếu tổ du khách bắt buộc phải đi cano đến Bãi Làng trước. Sau đó, các du khách sẽ đi bộ hoặc đi xe máy đến Bãi Hương. Hoặc bạn có thể chọn tiếp tục đi bằng cano đến bãi Hương. Thời gian di chuyển chỉ vài phút. Nếu du khách chưa có nhiều kinh nghiệm du lịch đến Cù Lao Chàm thì có thể hỏi trực tiếp người dân về cách di chuyển và các thông tin liên quan nhé!
Lịch sử của Miếu Tổ Nghề Yến ở bãi hương
Dựa trên các tư liệu còn sót lại ở các khối bia đã, liễn thì miếu tổ nghề Yến được xây dựng vào năm 1848. Người đứng ra chịu trách nhiệm xây dựng miếu là ông Hồ Văn Hòa. Miếu tổ nghề Yến được xây dựng có hướng đối diện với biển. Phía trước miếu có 3 cổng ra vào với các câu đối Hán Nôm.
Nằm bên cạnh của miếu tổ còn có cây kén đã lâu năm và được công nhận là di sản văn hóa Việt Nam. Vào năm 2006, miếu tổ nghề Yến đã được công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia.
Khám phá Miếu Tổ Nghề yến Cù Lao Chàm – Ngôi miếu trăm tuổi cổ nhất Cù Lao Chàm
Ngôi miếu cổ trăm tuổi ở Cù Lao Chàm có kiến trúc độc đáo và luôn thu hút khách du lịch đến tham quan. Một vài điều thú vị mà bạn có được trong chuyến khám phá miếu tổ là:
Chiêm ngưỡng kiến trúc miếu Tổ Nghề Yến độc đáo
Đi sâu vào bên trong miếu, bạn sẽ phát hiện rằng sân miếu được lát gạch lục giác. Phía giữa miếu là bức bình phong hình cuốn thư. Bên ngoài có chạm trổ hoa văn hình hổ. Bên trong miếu có cảnh đảo và đàn chim yến bay lượn.
Phía trong của miếu thờ có 2 ngôi nhà thông nhau lợp ngói âm dương kết hợp. Ở nếp thứ nhất hệ vì kèo có cấu tạo kiểu chồng rường giả thủ. Nếp thứ 2 là kèo kiểu khung cửa ở chính giữa và bắt quyết qua 4 cái mái.
Khu vực bàn thờ tổ tiên trong miếu tổ nghề Yến được xây dựng từ cảm hứng nghề khai thác tổ yến. Nó tương tự như các vị thần gắn liền với sông biển trong tín ngưỡng của người dân. Khảm thờ ở miếu được trang trí với rất nhiều họa tiết liên quan đến câu đối, vật phẩm bằng chữ Hán và được sơn son thếp vàng.
Trên bức tường bên phải của miếu còn lưu lại tấm bia ghi nhớ công đức của các bậc tiền nhân. Trên tấm bia này cũng ca ngợi núi non hùng vĩ của đảo du lịch Cù Lao Chàm.
Đến Hội An nhất định phải thưởng thức:
Ngắm cây đa cổ thụ trăm tuổi trong hậu viên của miếu Tổ Nghề Yến
Ở khu vực miếu tổ có cây Nánh và cây Kén. Tuổi thọ của 2 cây này đã lên đến 200 tuổi. Cả 2 cây cổ thụ này đều được xếp vào top 4 Cây Di sản của Việt Nam. Ngoài 2 cây này thì ở đảo Cù Lao Chàm còn có cây Đa núi, cây Ngô Đồng. Đây đều là những loài cây di sản vô cùng quý hiếm.
Tham gia lễ tế tổ nghề yến
Lễ giỗ tổ nghề Yến được tổ chức vào ngày 9 – 10/3 âm lịch hằng năm. Vào thời điểm này, các du khách sẽ được tận mắt chứng kiến cách thức tổ chức lễ yến vô cùng đặc sắc của người dân nơi đây. Đầu tiên, các lão làng sẽ tiến hành dâng hương và thực hiện các bài tế lễ. Họ mặc trang phục truyền thống và đọc những bài văn tế một cách kính cẩn.
Sau đó, họ thực hiện các nghi thức lễ nghinh thần, rước vọng với kiệu thần. Đoàn làm lễ sẽ đi qua các khu vực lăng thờ, dọc thôn xóm để thỉnh mời và vái vọng các chư thần về ăn lễ. Cuối cùng là làm lễ cúng âm dương và lễ tế lịch đại tổ nghề.
Sau khi kết thúc phần lễ, người dân ở đây sẽ tổ chức phần hội. Có vô vàn trò chơi được tổ chức vào thời điểm này như đua ghe, kéo co bằng thuyền, hát bài chòi, bịt mắt đập niêu… Có thể thấy rằng, đây là những trò chơi dân gian đã gắn bó với người dân xứ Quảng từ rất lâu đời. Du khách có thể đứng ngoài cổ vũ hoặc trực tiếp tham gia vào lễ hội nhé!
Các hoạt động thú vị khi đến du lịch Cù Lao Chàm:
Một số lưu ý khi tham quan Miếu Tổ Nghề Yến
Khi tham quan miếu tổ nghề Yến, các du khách nên chú ý về trang phục và lời ăn tiếng nói. Các bạn không cần ăn mặc một cách quá kín đáo nhưng phải đảm bảo được tiêu chí là lịch sự. Điều này không chỉ thể hiện sự tôn kính của bạn đối với các vị thần mà còn tô điểm thêm nét đẹp học thức ở bạn.
Khi tham quan, hãy nhớ ăn nói nhẹ nhàng, để ý đến các quy định được đề cập đến ở miếu. Ở các khu vực không được phép chụp hình các bạn không nên cố gắng ghi lại khoảnh khắc nhé!
Vào những ngày bình thường, ở miếu tổ thường không có nhiều người qua lại. Đại đa số là người dân bản địa đến thắp hương và dọn dẹp cho miếu. Do đó, các bạn sắp xếp lịch tham quan vào đúng ngày giỗ tổ sẽ cảm nhận được sự náo nhiệt và khám phá được nhiều nét văn hóa đặc sắc hơn.
Hiện tại, miếu tổ nghề Yến đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Địa điểm du lịch này là di chỉ văn hóa độc đáo và cho phép du khách biết thêm các thông tin về nghề khai thác yến trên đảo. Qua đó, các bạn sẽ càng trở nên tự hào và ý thức được việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm.
Xem thêm: