Một trong những làng nghề truyền thống ở Cù Lao Chàm được lưu giữ chính là nghề đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm. Làng nghề gắn liền với con người nơi đây biết bao thế hệ. Cùng bài viết tìm hiểu thêm về làng nghề độc đáo này nhé!
Tìm hiểu về làng nghề truyền thống đan võng bằng cây ngô đồng
Từ xưa, đan võng ngô đồng nổi tiếng mang dấu ấn văn hóa của hòn đảo xinh đẹp này không ai không muốn tìm hiểu khi làm chuyến tour đi Cù Lao Chàm 1 ngày.
Làng nghề nổi tiếng nằm ở đâu Cù Lao Chàm?
Làng nghề được duy trì và gìn giữ cho đến nay, tồn tại ở rừng Xóm Cấm, Bãi Làng và rừng Bãi Hương. Nghề đan võng ngô đồng được xem là làng nghề thủ công đặc trưng, thể hiện nét văn hóa độc đáo của người dân xã đảo.
Hầu hết, các phụ nữ trên xã đảo đều biết đan võng ngô đồng. Làng nghề truyền thống này có lịch sử tồn tại hơn 300 năm trước. Tuy nhiên, nếu hỏi ai là người đầu tiên biết đan và vào thời gian nào thì hiện vẫn chưa xác định được tên cụ thể.
Cây ngô đồng có gì đặc sắc?
Từ xưa, người dân Cù Lao Chàm dùng thân cây ngô đồng tước mỏng, se sợi và đan thành những chiếc võng để sử dụng sinh hoạt. Bởi vì, sự mềm mại, ấm vào mùa đông và mát về mùa hè mà người dân thường sử dụng cây ngô đồng để làm thành các chiếc võng.
Cây ngô đồng thường mọc ở các mỏm núi hay vách đá chênh leo, mặc cho gió bão thì rễ cây vẫn bám chặt, thách thức với thời tiết khắc nghiệt. Nhờ thế, loại cây còn có tác dụng chữa bệnh phong ở người.
Tương truyền, những người bị bệnh phong khi nằm trên võng cây ngô đồng sẽ được hút hết, cơ thể khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, đây còn là một loài cây đẹp, nhất vào khoảng tháng 8 đến tháng 9, lúc những mầm cây đâm chồi, rực rỡ cả sắc hoa đỏ chạy dọc bờ biển.
>> Điều gì khiến du khách đi tour du lịch Cù Lao Chàm giá rẻ muốn quay lại
Nghề đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm độc đáo như thế nào?
Theo lời người dân, cây ngô đồng sinh trưởng nhờ hạt quả già rụng và mọc lên thành cây. Thường, người dân lấy vỏ để đan võng, lựa chọn những cây có kích thước chu vi từ 20 – 30cm và bán kính từ 3-5cm.
Sau khi chặt cây ngô đồng thì người dân lựa chọn những mỏm đá gần đó để đập cho vỏ bị nứt rồi tước nó thành những mảnh. Về phần thân, nó có màu trắng nên sẽ dùng làm gỗ hoặc lầm củi đốt.
Các mảnh vỏ sau khi đem về sẽ được ngâm trong nước ở các khe nước và làm sạch chúng trước khi phơi khô. Lưu ý, nên phơi một nắng để vỏ không bị quá khô hoặc quá ẩm sẽ khó cho việc đan võng nhé!
Nghề đan võng rất khó và phức tạp. Nhiều người đan võng được chắc chắn sẽ đan lưới và đan rổ nhưng chưa ngược lại đan được những loại đó chưa chắc đan được võng.
Việc đan võng đòi hỏi phải tỉ mỉ và khéo tay quan trọng là kiên trì và lòng yêu nghề mới có thể đan được. Để hoàn thành một chiếc võng thì người đan phải ngồi miệt mài suốt máy giờ liền, thậm chí là cả mấy ngày. Nếu sơ suất bị lỗi thì không thể gỡ ra được mà phải bỏ luôn và làm tốn thời gian và công sức rất nhiều.
Khác với các loại võng khác, võng cây ngô đồng có độ bền tốt, tầm từ 15 -20 năm và nó mang lại cảm giác vô cùng dễ chịu khi nằm lên.
Quy trình đan võng như thế nào?
Muốn đan được những chiếc võng ngô đồng thì đầu tiên phải biết cách se dây cho đều, nếu không dẫn đến tình trạng leo dây. Thông thường, một chiếc võng ngô đồng có hai đầu, công đoạn khó nhất chính là đan đầu võng thứ nhất. Bởi, đây chính là điểm đầu làm nút thắt để đan dễ dàng hơn.
Ở Cù Lao Chàm, người dân thường đan hai loại võng đó là võng 4( khoảng cách hai múi là 4 dây) và võng 6( khoảng cách 6 dây và có chiều ngang và chiều dài lớn hơn võng 4).
Mức giá sở hữu chiếc võng này từ 2,5 -3 triệu đồng. Do, công phu và sự tỉ mỉ của nó nhiều nên mức giá vậy hoàn toàn hợp lý. Có khi, khó có thể mua liền chiếc võng đan ngô đồng trên đảo, có khi lại đặt mất khoảng mấy tháng trời.
Bài viết trên đây đã phần nào giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về làng nghề võng cây ngô đồng Cù Lao Chàm. Nếu muốn sở hữu nó thì tốt nhất nên đặt trước để có được một sản phẩm dành cho mình nhé. Công ty du lịch Cù Lao Chàm hy vọng bạn sẽ có một chuyến du lịch ý nghĩa nhất ở Cù Lao Chàm nhé!
>> Review các bãi biển tuyệt đẹp cùng tour du lịch Cù Lao Chàm