Không ghé thăm nhà cổ Đức An Hội An là một sai lầm lớn khi bạn có cơ hội ghé thăm thành phố tỉnh Quảng Nam này. Ngôi nhà hiện tại vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo, mang ý nghĩa lịch sự lớn. Cùng Culaocham Tourist tìm hiểu xem ngôi nhà có điểm gì đặc biệt nhé!
Nhà cổ Đức An Hội An ở đâu?
Nhà cổ Đức An Hội An từ trước đến nay vốn được mệnh danh là điểm đến hấp dẫn tại phố cổ. Đây không chỉ đơn thuần là nơi mang đậm dấu ấn lịch sử xa xưa mà còn là điểm thu hút ánh nhìn của du khách bởi có kiến trúc độc lạ.
Nhà cổ Đức An nằm trên đường Trần Phú, số 129. Địa chỉ này khá gần với Chùa Cầu. Do đó, đây cũng là nơi mà nhiều du khách ghé thăm, chụp ảnh và đi tiếp đến chùa Cầu.
Ngôi nhà cổ này được xây dựng từ 190 năm trước. Là nơi mà cụ tổ dòng họ Phan để lại cho các dòng dõi con cháu. Ở căn nhà cổ đã chứng kiến sự lớn lên của 8 thế hệ.
Điều đập vào mắt bạn đầu tiên khi bước vào căn nhà là biển hiệu Đức An. Ý nghĩa của cái tên này được giải thích là gìn giữ đạo đức để mãi mãi bình an. Đây cũng là cái tên mà cụ Tổ đời thứ 3 nhà hộ Phan thành lập. Được biết, hiệu sách của chụ chuyên bán các loại sách Hàn Nôm và văn phòng phẩm cho học sinh.
Có thể bạn không ngờ tới nhưng nhà cổ này còn là nơi sinh ra Cao Hồng Lãnh. Là một người con yêu nước, hoạt động với bí danh là Năm Thêm thời xưa. Cả đời người anh hùng này đi theo con đường cách mạng, cống hiến cho nước nhà nhiều điều.
Giá trị lịch sử nhà cổ Đức An Hội An
Không chỉ mang ý nghĩa về mặt tinh thần, kiến trúc nhà cổ Hội An này còn chứa đựng nhiều giá trị lịch sử to lớn, cụ thể là:
Cuối thế kỷ XIX, hiệu sách Đức An
Vào cuối thế kỷ 19, nhà cổ được xây dựng thêm một hiệu sách mang tên Đức An. Hiệu sách chủ yếu cung cấp các cuốn học tiếng Hoa và văn phòng phẩm. Đây cũng là nơi thường xuyên lui tới của nhiều nhà yêu nước như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp… Các nhà cách mạng đến đây để tìm kiếm mọi cuốn sách liên quan đến nội dung tư tưởng tiến bộ.
Vào đầu thế kỷ 20 khi nổ ra phong trào yêu nước, tiêu diệt Pháp nhà cổ trở thành nơi phát hành sách, báo tiến bộ. Hoạt động này giúp cho công tác truyền bá tư tưởng yêu nước, cổ động lòng dân mạnh mẽ.
Hiệu thuốc Bắc Đức An (1908)
Từ năm 1908, nhà cổ Hội An này chuyển sang bán thuốc Bắc. Đây vẫn là nơi hội tụ, gặp gỡ của nhiều chí sĩ yêu nước, mong mỏi tiếp thu kiến thức tiến bộ. Ở giai đoạn năm 1925 – 1926, khi phong trào chống Pháp nổ ra, hiệu thuốc Đức An là điểm tập kết an toàn cho các nhà tri thức yêu nước.
Từ đó, nhà cổ trở thành nơi mà các chiến sĩ yêu nước lui tới, lưu giữ những tác phẩm về dân chủ. Các tác phẩm của người anh hùng PHan Châu Trinh hay sách báo tiến bộ Chuông Rè, Đông Pháp, Việt Nam hồn… đều có mặt tại cửa hiệu.
Nơi thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Hội An (1927)
Giống như chúng tôi đã đề cập trên, nhà cổ Đức An là cái nôi sinh ra Cao Hồng Lãnh. Đây là một người con yêu nước và là một nhà hoạt động cách mạng tiến bộ. Cao Hồng Lãnh thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên Hội An vào năm 1927. Sau đó, chỉ đạo phong trào cách mạng, tiếp nhận tư tưởng Mác – Lê Nin chống đối bọn phản tặc.
Vào đầu năm 1930, nhà cổ Đức An Hội An là nơi diễn ra hoạt động họp bàn truyền đơn. Đồng thời cũng là địa điểm bàn thảo thành lập ra tổ chức Đảng Cộng Sản Việt Nam. Cuối tháng 3 cùng năm, tỉnh ủy Đảng Cộng Sản Việt Nam tỉnh Quảng Nam đã đi vào hoạt động. Nhà cổ Đức An tiếp tục đóng vai trò là điểm kết nối, liên lạc, hội họp Đảng.
Ở giai đoạn 1931 – 1954, hoạt động cách mạng tại nhà cổ gặp nhiều khó khăn. Bởi vì có sự chú ý của kẻ thù. Tuy nhiên, trải qua nhiều biến cố, đây vẫn là nơi an toàn cho các chiến sĩ. Đến năm 1934, do mật thám pháp chỉ điểm mà nhà cổ bị lục soát. Nhà cổ lúc này bị Pháp đình chỉ hoạt động. Tuy nhiên, sau đó, ngôi nhà vẫn tiếp tục được ông Phan Nam quản lý và sinh sống.
Kiến trúc độc đáo của nhà cổ Đức An Hội An
Cũng giống như nhà cổ Thái Phiên kiến trúc của ngôi nhà này cũng mang nhiều nét độc đáo. Mặt tiền của ngôi nhà rộng 7m. Phía trước nhà hướng về phía buôn bán. Phía sau nhà cổ có giáp với con sông dài.
Ngày trước, chiều sâu của ngôi nhà được đo đạc là 70m. Thế nhưng, nay đã bị hạn hẹp lại chỉ còn 40m.
Chính diện ngôi nhà nếu nhìn vào bạn sẽ thấy có sự đối xứng với cửa đi lại. Hai bên cửa sổ được mở đều để phục vụ cho việc buôn bán. Ở phần cửa chính được thiết kế với 2 mắt cửa.
Sau khu vực phong khách chính là nơi sinh hoạt của đại gia đình. Nối giữa 2 không gian này là một khoảng sân lớn. Kế bên phòng giữa có nhà cầu – là nơi nghỉ dưỡng, đọc sách của nhiều thành viên trong gia đình.
Thiết kế tổng thể của căn nhà theo hình ống với nhiều cột. Bạn có thể thấy rất nhiều dầm trụ được làm bằng chất liệu gỗ trong căn nhà. Thoạt nhìn ban đầu sẽ có cảm giác không gian nhà cổ có phần nặng nề. Thế nhưng, bởi vì không có cửa ngăn cách nên bước vào nhà bạn vẫn thấy thoáng mát, đủ ánh sáng.
Nhà cổ Đức An Hội An đã sớm trở thành nơi để nhiều du khách lui tới và check in. Gần khu nhà cổ này còn có nhà cổ Quân Thắng. Vì thế, đến Hội An bạn đừng quên ghé thăm nhé!