Chùa Ông Hội An (Miếu Quan Công)

Chùa Ông Hội An (Miếu Quan Công) là điểm dừng chân tâm linh mà khá nhiều du khách đặc biệt chú ý đến. Sức hút của ngôi chùa không chỉ ở giá trị lịch sử mà còn có nhiều điểm nổi bật về mặt kiến trúc. Cùng Culaocham Tourist khám phá kỹ hơn về chùa Ông linh thiêng này nhé!

Ý nghĩa ông Quan Công chùa Ông

Chùa Ông chính thức được xây dựng từ năm 1653. Đây cũng chính xác là thời kỳ mà phố Hội buôn bán sôi nổi nhất. Vào thời điểm này, các thuyền buôn từ nhiều nơi trên thế giới đổ về phố cảng. Đặc biệt có khá nhiều thương nhân người Trung Hoa ghé thăm nơi đây và chọn Hội An làm quê hương thứ 2 để sinh sống, làm ăn.

Chùa Ông được xây dựng từ rất lâu đời
Chùa Ông được xây dựng từ rất lâu đời

Chính vì thế, họ đã góp công sức và xây dựng nên những đền thờ và miếu. Các công trình được xây dựng nên để phục vụ đời sống tâm linh của người dân và là nơi để nhiều người buôn bán tụ họp. 

Chùa Ông Hội An được xây dựng để thờ vị tướng tài ba có tên gọi là Quan Công. Ông vốn là một hình mẫu lý tưởng cho triết lý sống cao cả vì người dân. Ở Quan Công có đầy đủ các đức tính Nghĩa – Trung – Tín – Dũng. Thờ phụng vị tướng này vừa là đáp trả công lao của Quan Công và kính ngưỡng lòng nghĩa khí, làm gương để con cháu đời sau noi theo.

Miếu Quan Công từ xưa cũng đã được xem xét là trung tâm tín ngưỡng của người Quảng Nam xưa. Khá nhiều thương nhân đã lui tới đây để thực hiện việc cam kết buôn bán, cầu thuận buồm xuôi gió…

Tham quan chùa Ông Hội An – Hội quán Nghĩa An

Chùa Ông Hội An ngoài giá trị về mặt lịch sử, tâm linh còn đặc biệt ấn tượng với du khách bởi lối kiến trúc độc đáo, nhiều lễ hội đặc sắc. Cụ thể như sau:

Kiến trúc độc đáo miếu thờ Quan Công

Cả miếu Ông có tổng cộng 4 tòa nhà. Trong đó có 1 tiền đình, 2 tả và 1 chính điện lớn. Cả 4 tòa nhà đều được cất xây dựa theo kiểu chữ khẩu và lớp mái ống. Men của mái có màu đặc sắc và bờ nóc được gắn với hình ảnh hoa chanh đắp sứ.

Miếu thờ bên trong chùa Ông
Miếu thờ bên trong chùa Ông
Cột kèo được khắc họa nhiều câu đối ý nghĩa và sơn màu đỏ thiếc
Cột kèo được khắc họa nhiều câu đối ý nghĩa và sơn màu đỏ thiếc
Khung ảnh trong chùa mang nét cổ kính
Khung ảnh trong chùa mang nét cổ kính

Ở không gian chính điện của miếu có đặt một bức tượng Quan Vũ để nhân dân thờ phụng. Nét mặt của vị tướng oai nghiêm, đôi mắt sáng lung linh và khoác lên tấm thanh bào nghiêm nghị.

Ở 2 bên có đặt thêm 2 pho tượng Châu Thương. Đây chính xác là hình ảnh của một người nô tì trung thành, dũng cảm của tướng Quan Công. 

Lễ hội chùa Ông Hội An

Chùa Ông Hội An có khá nhiều lễ hội được tổ chức vào các ngày trong năm. Điển hình nhất trong số đó là:

  • Lễ chùa Ông đầu xuân: Vào những ngày đầu năm mới, du khách thập phương sẽ ghé thăm miếu Ông để cầu bình an, may mắn. Mọi người có thể xin những tờ sớ thỉnh lên chùa, cầu may, bình an và tài lộc. Bạn có thể viết những ước mong của bản thân vào tờ nhỏ rồi treo ở chiếc hương to giữa chùa. 
  • Ngày vía Ông: Lễ này được tổ chức vào ngày 16 tháng giêng hàng năm. Bạn có thể đến tham gia vào các trò chơi dân gian được tổ chức trong phần hội nhé!
Lễ hội ở chùa Ông luôn có sự tham gia của đông đảo người dân
Lễ hội ở chùa Ông luôn có sự tham gia của đông đảo người dân
  • Lễ vía Quan Hiển Thành: Được tổ chức vào tháng 6 ngày 24. Lễ hội này diễn ra thường nhiên và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc với người dân phố Hội. Đây cũng là hoạt động du lịch mà khá nhiều người tham quan yêu thích.

Lưu ý khi tham quan chùa ở Hội An

Chùa Ông Hội An chính thức mở cửa đón khách từ 6 giờ sáng đến 5 giờ chiều mỗi ngày. Ghé thăm nơi đây bạn sẽ không mất bất cứ chi phí nào. Du khách có thể tự do tham quan và check in những bức hình đẹp nhất.

Chốn linh thiêng thờ tự, du khách không hút thuốc, ăn nói xằng bậy
Chốn linh thiêng thờ tự, du khách không hút thuốc, ăn nói xằng bậy

Tuy nhiên, đây vốn là một địa điểm tâm linh, thể hiện tín ngưỡng và lòng thờ phụng của người dân đối với thần linh, vì thế:

  • Hãy chú ý trong việc chọn lựa trang phục đến chùa. Bạn nên mặc những bộ đồ lịch sự, kín đáo và phù hợp với giá trị văn hóa Việt.
  • Tuyệt đối không được xả rác tùy tiện trong chùa
  • Tư thế đi đứng nhẹ nhàng, không gây đồn áo hay cười đùa quá trớn khi ghé thăm miếu.
  • Chùa đông người qua lại, hãy chủ động bảo vệ tài sản cá nhân, tránh mất cắp bạn nhé!

Địa điểm du lịch nổi tiếng gần chùa Ông Hội An

Ở gần chùa Ông Hội An có khá nhiều điểm du lịch nổi tiếng khác mà bạn nên kết hợp ghé thăm như:

  • Nhà cổ Hội An: Các khu nhà cổ nằm san sát nhau và mang nhiều nét đẹp riêng. Bạn có thể ghé thăm khu nhà cổ ở phường Minh An hoặc đến các ngôi nhà cổ có niên đại lớn như nhà cổ Đức An, Phùng Hưng,…
Nhà cổ ở phố Hội
Nhà cổ ở phố Hội
  • Hội Quán Phúc Kiến: Địa điểm tham quan này nằm cách chùa Ông chỉ 10 phút di chuyển. Đây vốn là một trong 3 hội quán nổi nhất ở phố Hội. Cổng tam quan đến chính điện đều cổ kính và cho bạn những shot hình đẹp miễn chê.
  • Chùa Cầu: Cách miếu Ông chỉ khoảng 600m. Chùa được xem là biểu tượng lớn của phố cảng Hội An. Đây cũng là chứng tích giao thoa của Việt – Nhật và Hoa. Vì thế, tin rằng bạn sẽ có những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời khi ghé thăm nơi đây.
Một góc của chùa Cầu
Một góc của chùa Cầu
  • Chùa Bà Mụ: Mặc dù được trùng tu nhiều lần nhưng đến nay ngôi chùa vẫn mang đậm đà nét kiến trúc cổ kính xưa. Không gian thoáng đãng, hồ nước lại có khu vực check in lớn. Cả tổng thể chùa mang đến một khung cảnh đẹp đến ngỡ ngàng.
Check in cổng Tam Quan Bà Mụ
Check in cổng Tam Quan Bà Mụ

Ngoài ra một số điểm như chùa Phước Lâm Hội An, bảo tàng văn hóa dân gian,… bạn cũng nên dành thời gian để khám phá nhé!

Chi tiết về chùa Ông Hội An bạn đã nắm bắt được chưa? Nếu có bất cứ điều gì bạn cần tìm hiểu nhiều hơn, đừng ngại liên hệ đến Culaocham Tourist nhé!

Xem thêm:

Tour đi bộ dưới biển Cù Lao Chàm

Tour lặn biển Cù Lao Chàm

Tour Cù Lao Chàm trong ngày

 

Đánh giá post
Bài viết liên quan