Nhà cổ Phùng Hưng Hội An – “Nhân chứng lịch sử” với hơn 240 năm tuổi

Có thể bạn chưa biết nhưng nhà cổ Phùng Hưng Hội An có tuổi đời lên đến 240 năm. Nơi đây không chỉ là điểm đến du lịch đặc sắc còn là nhân chứng lịch sử được nhà nước ngợi ca, công nhận.

Nhà cổ Phùng Hưng ở đâu?

Không phải ngẫu nhiên mà nhà cổ Phùng Hưng Hội An lại thu hút sự chú ý của hàng triệu du khách. Có được điều này là do căn nhà chứa quá nhiều cảnh đẹp và “bí ẩn”.

Địa chỉ của nhà cổ Hội An này người dân không ai không rõ. Nhà nằm ở đường Nguyễn Minh Khai – Minh An, số 4. Cạnh ngôi nhà có chùa Cầu nổi tiếng và gần với đường Trần Phú.

Nhà cổ Phùng Hưng ở đâu?
Nhà cổ Phùng Hưng được nhiều du khách ghé thăm

Xưa kia đây là một vị trí đặc địa, sầm uất ở Hội An. Hầu hết các thương nhân trong và ngoài nước đều gặp gỡ ở đây để bàn bạc hợp tác cùng nhau.

Lịch sử nhà cổ Phùng Hưng

Bạn đã biết lịch sử của ngôi nhà cổ Phùng Hưng Hội An này hay chưa? Cùng Culaocham Tourist khám phá qua một vài nét dưới đây nhé!

Thời gian nhà cổ Phùng Hưng được xây dựng

Nhà cổ Phùng Hưng tính đến thời điểm hiện tại đã có tuổi đời 240 năm. Điều này có nghĩa là căn nhà được xây dựng vào năm 1780. Thời điểm này, thị cảng ở phố cổ Hội An vô cùng thịnh vượng. Chính vì thế, khi ghé thăm ngôi nhà, bạn như đang chứng kiến được sự sầm uất của phố cổ xưa.

Thời gian nhà cổ Phùng Hưng được xây dựng
Nhà cổ có tuổi đời hơn 200 năm

Chủ nhân của ngôi nhà này là một thương nhân Việt. Ban đầu, ông xây dựng với mục đích biến căn nhà thành cửa hàng kinh doanh lâu dài. Hơn nữa, tên ngôi nhà được đặt theo mong muốn gia đình làm ăn phát đạt. Đồng thời Phùng Hưng cũng là tên hiệu buôn của chủ nhân căn nhà.

Thiết kế nhà cổ Phùng Hưng

Lối thiết kế căn nhà cổ Phùng Hưng là sự tổng hòa của 3 trường phái Trung – Việt và Nhật. Lối kiến trúc mang hơi hướng Trung Hoa rõ nét nhất ở hệ thống ban công, cửa chính – sổ. Mái lớn của căn nhà được thiết kế theo phong cách Nhật. Mái sau cùng với gian nhà sau lại mang đậm nét kiến trúc người Việt.

Thiết kế nhà cổ Phùng Hưng
Thiết kế nhà độc đáo

Bởi vì được xây dựng chủ yếu theo vật liệu gỗ hiếm. Do đó, trải qua nhiều năm ngôi nhà vẫn nguyên vẹn, giữ được nét đẹp tựa như ngày mới xây.

Đã 8 thế hệ sinh sống ở nhà cổ Phùng Hưng

Ngôi nhà cổ này hiện tại vẫn đang được sử dụng để sinh sống. Chủ nhân hiện tại của căn nhà là con cháu đời thứ 8 của thương nhân Phùng Hưng. Họ vẫn luôn sống trong căn nhà này và giữ gìn các giá trị của chúng. Đổng thời với đó, họ còn lưu trữ các món đồ kỷ niệm đẹp để khách du lịch có thể chọn mua cho gia đình.

Đã 8 thế hệ sinh sống ở nhà cổ Phùng Hưng
Căn nhà chứng kiến sự sống của 8 thế hệ

Chủ nhà là người am hiểu về lịch sử nhà cổ. Họ luôn sẵn sàng thuyết minh cho du khách. Vì thế, nếu bạn muốn biết rõ hơn về căn nhà này đừng quên tìm tới chủ nhà nhé!

Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia

Vào tháng 6 năm 1995, căn nhà cổ này đang được công nhận bởi quốc gia. Cụ thể, căn nhà đã được cấp danh hiệu di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Giống như một đứa con của vùng đất Hội An, nhiều năm qua đi, ngôi nhà chứng kiến sự lớn lên của đất mẹ.

Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia
Được công nhận là di tích quốc gia

Tiềm thức của người dân Hội An sẽ không bao giờ mất đi đoạn ký ức trận lũ lụt năm 1964. Khi ấy, nước dâng cao 2,5m, ngập sàn. Ngôi nhà là điểm đến trụ ngụ an toàn cho mọi người dân trong 3 ngày 3 đêm.

Năm 1999, thiên nhiên một lần nữa nổi giận, kéo theo 2 đợt đại hồng thủy. Cả thành phố Hội An như bị nhấn chìm trong biển nước. Các cơ sở vật chất cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Nhờ có thiết kế cửa thông 2 tầng mà chủ nhân căn nhà đã khắc phục được bằng cách vận chuyển hàng hóa lên tầng trên. Điều này hỗ trợ gia chủ không bị thiệt hại nặng nề.

Tham quan nhà cổ Phùng Hưng Hội An

Giờ thì hãy cùng Tour Cù Lao Chàm từng bước tham quan ngôi nhà cổ này nhé!

Nhìn từ bên ngoài, thiết kế ngôi nhà đang theo dạng hình ống. Mặt tiền cửa nhà rộng, thể hiện được rõ rệt khát vọng “phát lộc” của gia chủ. Nhà cao đến 2 tầng có 2 nếp tiếp nối với nhau.

Thiết kế này đặc biệt thuận lợi cho việc kinh doanh thời xưa. Vật liệu cấu thành ngôi nhà chính là gỗ lim và một số loại gỗ quý hiếm khác. Điều này khoác lên cho ngôi nhà áo âu trầm ấm và sung túc hơn hẳn.

Ở ngay cửa chính ngôi nhà có 2 mắt cửa. Chúng vừa là vật trang trí vừa đóng vai trò như một linh vật để bảo vệ căn nhà. Dựa theo quan niệm tâm linh trước đó, mắt cửa còn giúp canh nhà, đuổi tà khí.

Kiến trúc tầng trệt độc đáo

Gia chủ đầu tiên của căn nhà đã dùng tầng trệt để bán hàng. Cho đến thời điểm hiện tại tầng trệt là khoảng không gian lưu trữ cổ vật và cũng là nơi đón khách. Du khách ghé thăm ngôi nhà có thể thoải mái nghỉ ngơi ở bộ bàn ghế đặt sẵn. Các bức tượng xung quanh được trang trí với nhiều bức chạm trổ tinh tế. Các chi tiết chạm khắc này được tạo nên bởi nghệ nhân làng mộc Kim Bồng.

Kiến trúc tầng trệt độc đáo
Check in tại cửa vào nhà

Hệ thống cột nhà lên đến 80 cây gỗ lim vững chắc. Điều này giúp hỗ trợ giảm độ lún cho nhà và tránh tối đa hiệu ứng mối mọt. Cột nhà đều được đặt ngay ngắn trên chân đá. Do đó, khoảng cách tiếp xúc giữa cột cùng với các yếu tố gây hại trong đất vô cùng ít.

Lầu 2 nhà cổ Phùng Hưng

Khi đặt chân lên tầng 2 của nhà cổ, bạn sẽ có cảm giác vô cùng cổ kính. Hơn nữa, bạn sẽ cảm nhận được mùi hương thơm từ các bàn thờ vị. Bởi vì đây là nơi gia chủ thờ tổ tiên cùng với Thiên Hậu Thánh Mẫu, nhang đèn luôn được bổ sung đầy đủ.

Lầu 2 nhà cổ Phùng Hưng
Đèn được thắp sáng trên tầng lầu của nhà

Một chiếc bàn được đặt ngay ngắn ở bệ thờ. Chủ nhà sẽ đặt vào đó 7 quân xúc xắc với chất liệu đá cẩm thạch trong chén. Lúc đi xa, họ sẽ tiến hành gieo xúc xắc để chọn thời gian xuất phát.

Bởi vì căn nhà nằm tiếp giáp với sông nên xưa kia dễ bị tấn công bởi lũ lụt. Sàn gác hiện tại được thiết kế theo hình các ô vuông. Chúng có thể tháo dỡ một cách dễ dàng. Vì thế, việc luân chuyển hàng hóa từ tầng trệt lên lầu mỗi khi thiên nhiên nổi giận trở nên đơn giản hơn.

Ngước nhìn lên bộ mái nhà bạn sẽ phát hiện ngói âm dương. Loại ngói này hỗ trợ rất nhiều cho căn nhà. Thứ nhất là giúp cho không gian của nhà trở nên thông thoáng, mát mẻ hơn. Thứ hai là tăng tính thẩm mỹ với biểu tượng cá chép. Thứ ba là mở rộng không gian cho căn phòng khách.

Lối lên tầng 2 có một hành lang hẹp. Bao quanh lầu là một hệ thống hành lang diện tích lớn. Tất cả đều được làm từ gỗ. Cách sắp xếp này được đánh giá vô cùng khoa học. Từ đó, giúp cho căn nhà trở nên thoáng đãng và mát mẻ hơn rất nhiều.

Bên cạnh ngôi nhà này, bạn cũng nên ghé thăm nhà cổ Tấn Ký Hội An khi đặt chân đến tỉnh Quảng Nam nhé! 

Tổng Kết

Trên đây là các thông tin về nhà cổ Phùng Hưng Hội An. Nét đẹp của nhà cổ này đã khiến không ít du khách phải mê mẩn. Vậy còn bạn thì sao? Chần chờ điều gì, đến khám phá nhà cổ ngay nào!

Xem thêm: Hội quán Phúc Kiến Hội An

Đánh giá post
Bài viết liên quan