Bạn đã biết có bao nhiêu chùa cầu duyên ở Sài Gòn? Vi vu cùng chúng tôi để khám phá 8 ngôi chùa ở Sài Gòn mà các bạn FA đang săn lùng.
Top 8 ngôi chùa cầu tình duyên ở tp HCM là: chùa Ngọc Hoàng, tu viện Khánh An, chùa Bửu Long, lăng Ông Bà Chiểu, chùa Bà Thiên Hậu, miếu Phù Châu, chùa Ôn Lăng. Cùng công ty du lịch Cù Lao Chàm lần lượt tìm hiểu qua từng chùa một nhé!
Chùa Ngọc Hoàng – Chùa cầu duyên ở Sài Gòn
Nếu Hà Nội có Chùa Hà thì ở mỗi khi nhắc đến nơi cầu duyên linh nghiệm cho những người cô đơn thì người ta lại nghĩ ngay đến Chùa Ngọc Hoàng khi.Ngôi chùa được tọa lạc trong một con đường nhỏ cách Hàng Xanh chừng vài cây số. Đây được mệnh danh là chùa cầu duyên linh thiêng nhất tại Sài Gòn. Mỗi ngày có đến hàng trăm người đến đây ghé thăm.
Địa chỉ tại số 73 đường Mai Thị Lựu, quận 1, TP.HCM. Nơi đây cũng là nơi sầm uất hàng đầu Sài thành. Nhưng khi bạn đặt chân đến ngôi chùa linh thiêng này, không khí rất yên ắng, trong lành là điều đầu tiên bạn cảm nhận được. Không gian ồn ào của phố thị bên ngoài không làm ảnh hưởng gì đến nơi đây.
Kiến trúc Chùa Ngọc
Với lối kiến trúc cổ được giữ nguyên vẹn từ xưa, lối đi vào viện dài, hai bên có cây cỏ sum suê cảm giác một không gian mát mẻ, thoáng đãng. Bên trong chùa được chia thành 3 gian: chính điện ở giữa, hai bên là nơi đặt nhiều vị Phật khác. Trước chính điện là một khoảng sân, ở trước sân có một hồ lớn có nuôi cá và rùa bên dưới. Khoảng sân xung quanh hồ có rất nhiều tượng các vị Phật và Thần trấn giữ.
Theo cứ khảo sát thực tế thì trên 10 người từ thế hệ 8x, 9x về thắc mắc đâu là ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng linh thiêng tại tp HCM. Thì câu trả lời đa phần đều chắc chắn là Chùa Ngọc Hoàng. Và một khảo sát khác chứng minh điều này là phần lớn những người từng đến đây cầu duyên. Chỉ sau một thời gian đều được như ý nguyện, kẻ cô đơn tìm được ý trung nhân. Những người lận đận tình duyên hay cuộc sống đều được may mắn tới cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn.
Tu viện Khánh An
Một địa chỉ thứ 2 mà chúng tôi muốn nhắc đến ở đây chính là Tu viện Khánh An. Nơi đây cũng tọa lạc ở TP.HCM và cũng được rất nhiều người biết đến. Tu viện này nằm ngay trên Quốc lộ 1A, thuộc địa bàn quận 12, TPHCM. Bạn có thể di chuyển từ trung tâm Sài Gòn ra đây mất khoảng gần 1 giờ đồng hồ.
Tuy địa chỉ của Tu viện Khánh An nằm xa trung tâm Sài Gòn. Nhưng lúc nào ở đây cũng nườm nượp khách tham quan bởi là nơi nổi tiếng cầu duyên linh thiêng. Nơi đây đã giúp nhiều người quay lại với người yêu cũ hay tìm kiếm được bạn đời như mong ước.
Nơi đây còn có một cái tên khác rất hấp dẫn đó chính là “Tiểu Tokyo”. Bởi vì lối kiến trúc độc đáo của nó. Được xây dựng mang phong cách Phật giáo là một trong những ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất Sài Gòn đơn giản, tinh tế và ấm cúng.
Hằng năm cứ vào những dịp lễ lớn là tu viện sẽ được trang trí rất rực rỡ và lộng lẫy với đèn, cờ hoa nên thu hút đông đảo du khách ghé thăm.
Chùa Bửu Long – Chùa cầu duyên ở tpHCM
Ngôi chùa nằm tại số 81 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, TP.HCM. Công trình kiến trúc Chùa Bửu Long này vô cùng nguy nga và cũng tôn kính như một tòa lâu đài. Chùa xây dựng được lấy cảm hứng từ kiến trúc Phật giáo của Thái Lan, bên ngoài chùa vô cùng hoành tráng, lộng lẫy và rực rỡ.
Đây không chỉ là một địa chỉ cầu duyên linh thiêng nhất Sài Gòn. Chùa Bửu Long còn thuộc Top các ngôi chùa có thiết kế đẹp mắt nhất của thế giới hiện đại. Chùa có khuôn viên rất rộng, trồng cây cối nhiều và rất um tùm. Tạo cảm giác tươi mát, bình yên lạ thường cho những người đến đây viếng chùa.
Các bạn trẻ ngày ngay đi đến chùa Bửu Long không chỉ để cầu duyên hay tìm cho mình một vận may nào đó về chuyện tình cảm, hôn nhân. Mà đây cũng là nơi chụp ảnh, check-in, sở hữu những bức hình vô cùng nghệ thuật. Có có thể đi cùng với gia đình hay bạn bè người yêu đến đây cũng chỉ để hưởng thụ những cảm giác yên bình. Sống chậm lại sau bao ngày vất vả học tập và làm việc ngoài xã hội.
Lăng Ông Bà Chiểu
Ngôi chùa thuộc địa bàn quận Bình Thạnh, số 1 Vũ Tùng, phường 1. Lăng Ông Bà Chiểu cũng thu hút không ít người vì là đây là một địa chỉ cầu duyên vô cùng linh thiêng tại Sài Gòn. Lăng Ông Bà Chiểu có một mặt giáp với Chợ Bà Chiểu đây là một trong những công trình kiến trúc lâu đời của đất Sài thành.
Khi đến đây, bạn sẽ cảm nhận được một vẻ đẹp cổ kính của một Lăng Ông Bà Chiểu nép mình giữa lòng thành phố. Giữa những ngôi nhà cao tầng, giữ những con đường với những hàng xe cộ chạy tấp nập nối đuôi nhau bên cạnh nhịp sống hối hả của thành phố. Bên trong lăng với khoảng sân rộng, bao quanh là nhiều cây xanh cao lớn. Ở phần chính điện của Lăng nằm ở giữa tạo nên tổng thể linh thiêng nhưng cũng không kém phần nên thơ, trữ tình.
Lăng Ông Bà Chiểu hay còn gọi là Thượng Công Miếu, đây không chỉ là một ngôi chùa cầu duyên, nhiều người dân thập phương đến đây còn mong cầu hạnh phúc, an lành, bình yên và sức khỏe.
Chùa Bà Thiên Hậu – Chùa cầu duyên HCM
Địa chỉ nằm tại số 710 đường Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, tp HCM. Tại khu vực này có nhiều người Hoa sinh sống nên kiến trúc của chùa Bà Thiên Hậu cũng có nét văn hóa của người Trung tại Việt Nam. Theo tiếng Hoa thì ngôi chùa này có tên chính xác là Thiên Hậu Miếu nhưng khi phiên âm ra tiếng Việt thì được gọi là Chùa Bà Thiên Hậu.
Trên thực tế thì từ lúc xây dựng, đây là một ngôi miếu thờ. Nhưng dân Việt mình vẫn quen gọi nơi linh thiêng là chùa, từ đất mới có tên Chùa Bà Thiên Hậu. Ngôi chùa linh thiêng này đã tồn tại gần 260 năm ở giữa Sài Gòn hoa lệ với kiến trúc mang đậm văn hóa người Hoa.
Bước vào chính điện, bạn sẽ gặp một lư nhang lớn với vòng nhang tròn xoắn ốc treo lơ lửng phía trên đậm nét Phật giáo Trung Hoa. Người đến Chùa Bà Thiên Hậu viếng có thể mua vòng nhang rồi ghi vào lời chúc. Rồi treo chúng lên trên để gửi đến các vị thần linh. Đây là một trong những nơi chùa cầu duyên ở Sài gòn vô cùng đình đám.
Miếu Phù Châu
Miếu Phù Châu còn có tên gọi khác là chùa Miếu Nổi. Nơi này được xây cách đây hơn 3 thế kỷ từ thời vua Gia Long. Bến đò nằm ở một bên ngôi miếu, phía bên kia là An Phú Đông, quận 12. Ngôi miếu ra đời gắn với truyền thuyết về một ngư dân vớt được pho tượng khi đánh cá, nó được cho là tượng của bà Thủy Tề. Sau đó, thì dân làng mới lập miếu để thờ.
Vào thời điểm trước năm 1975, đây là điểm hành hương nổi tiếng của người dân Sài Gòn xưa. Nhưng thời gian sau đó lại gần như bị bỏ hoang. Mãi đến năm 1989, có một người Hoa tên Lục Câu bỏ tiền sửa sang, khôi phục lại miếu.
Kiến trúc Miếu Nổi
Kiến trúc của ngôi miếu cổ này pha lẫn giữa văn hóa Trung Hoa và Việt Nam. Vì nó được xây dựng từ cách đây hơn 300 năm. Trong miếu có nhiều hình rồng được gắn bằng sứ tinh xảo. Bên trong miếu được chia làm hai gian: chánh điện phía trước và nơi thờ năm Mẹ phía sau, ngoài sân thờ các vị bồ tát. Ngôi miếu với hàng trăm tượng rồng lớn nhỏ được chạm khắc vô cùng tỉ mỉ. Các pho tượng rồng cũng được ốp bằng mảnh sành sứ nhiều màu sắc, sống động và tuyệt đẹp. Miếu cũng có hàng trăm bức phù điêu trên cột, tường, trần nhà.
Thường thì vào dịp đầu năm mới, người dân từ khắp nơi về đây để thắp nhang vòng cầu làm ăn, cầu bình an. Vào dịp cuối năm, thì họ đến trả lễ chính vì thế nên những ngày này miếu rất đông người viếng. Ngoài ra thì nhiều du khách nước ngoài cũng đến tìm hiểu về lịch sử của ngôi miếu nổi duy nhất ở Sài Gòn.
Chùa Ôn Lăng – Chùa cầu tình duyên ở Sài Gòn
Chùa Ôn Lăng với cái tên thường gọi là chùa Ông Lào, hội quán Ôn Lăng, hay chùa Quan Âm. Chùa tọa lạc tại số 12 đường Lão Tử, P.11, Q.5, Tp. Hồ Chí Minh.
Truyền thống của người Hoa tại Việt Nam luôn giúp đỡ đồng hương với nhau. Mà giúp một cách rất tận tình, đã giúp là giúp cho thật tốt. Cho nên họ hay lập ra các hội quán, để làm nơi tâm linh, thờ cúng các tín ngưỡng của dân tộc mình. Đồng thời là để làm nơi gặp gỡ, giao lưu, giúp đỡ đồng hương với nhau. Đó là lý do khu phố người Hoa (Chợ Lớn, quận 5) tại tp HCM thường có các hội quán này nọ, với hoạt động tương tự như chùa chiền, miếu.
Bên cạnh các giá trị văn hóa – lịch sử của các ngôi chùa Hoa ở khu Chợ Lớn này. Thì kiến trúc chùa Ôn Lăng này khá là đẹp. Vì thế, nên việc chụp ảnh ở các chùa Hoa rất thích, vì có nhiều góc để chụp. Mà góc nào cũng cho ra ảnh mang phong cách hoài cổ và sâu lắng, nên thích lại càng thích.
Chùa Ôn Lăng rất rộng và được chia thành nhiều khu vực, nhiều gian thờ. Thờ nhiều nhân vật tâm linh – lịch sử theo văn hóa Trung Hoa, như: Thiên Hậu Thánh mẫu, ông Bổn (ông Địa), Bà chúa Thai Sinh, Quan Âm, Quan Công, Bao Công, Thành Hoàng, Phật Tổ, các vị La Hán, Tề Thiên Đại Thánh…
Đền Bà Mariamman
Bà Mariamman là hình ảnh của một người phụ nữ trẻ xinh đẹp với khuôn mặt hung đỏ, trang phục hung đỏ. Bà có nhiều tay tượng trưng cho nhiều sức mạnh được coi là hiện thân của thần Mưa. Đây là vị thần của mùa màng bội thu, đất đai màu mỡ. Ngoài ra, thì người theo đạo Hindu giáo tin rằng, bà có khả năng chữa bách bệnh, giúp mọi người vạn sự như ý. Nên ngôi chùa này luôn tấp nập người đến ghé thăm, cầu xin, không chỉ người Hindu mà cả người Việt.
Bên trong chùa bạn sẽ có cảm giác khá ấm cúng chứ không lạnh lẽo mặc dù trong này khá tối. Chùa là được thiết kế hình chữ U. Đây cũng là nét đặc sắc mà không phải ở đâu chúng ta cũng thấy được. Chính điện thờ thần Mariamman, hai bên có hai thần bảo vệ Maduraiveeran và Pechiamman. Trên cao gần mái, dọc bên tường là tượng của 18 vị thần với những dáng vẻ, sắc thái khác nhau. 18 vị thần này được tượng trưng cho 18 ước nguyện của con người. Trong chùa, cũng có non bộ và hồ nước, phiên bản thu nhỏ của núi Meru. Và đại dương theo thần thoại Ấn Độ thời kỳ Tiền- Veda 1.500 năm trước Công nguyên…
Bài viết bạn nên xem: