Là một trong những ngôi chùa Phật Giáo lớn nhất Việt Nam, bạn có biết chùa Tam Chúc ở đâu? Cùng chúng tôi khám phá trong bài viết hôm nay nhé!
Giới thiệu chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc hay còn gọi là Khu du lịch tâm linh Chùa Tam Chúc. Nơi đây thuộc quần thể du lịch tâm linh của 4 tỉnh là: Hà Nội – Hà Nam – Hòa Bình – Ninh Bình.
Đây là ngôi chùa Phật Giáo nổi tiếng ở Việt Nam cũng như là một trong những ngôi chùa lớn của thế giới.
Khung cảnh xung quanh ngôi chùa nên thơ với một hồ nước rộng ở trước mặt. Xung quanh chùa được bao bởi những khu rừng và những dãy núi đá vôi. Không khí ở đây thật tĩnh lặng và yên bình.
>> Xem 10 di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam
Quá trình hình thành chùa Tam Chúc
Ngôi chùa cổ Tam Chúc được xây dựng cách đây khoảng 1000 năm vào thời nhà Đinh. Hiện tại là ngôi chùa mới được xây dựng trên nền móng cũ, với lối kiến trúc ấn tượng.
Nơi đây vào tháng 5/ 2019 đã được chọn làm nơi tổ chức Ngày lễ Phật Đản Vesak hay gọi là Đại lễ Phật Đản chùa Tam Chúc. Với sự tham gia của hàng ngàn tín đồ Phật Giáo cũng như các nhà nghiên cứu quốc tế.
Chùa Tam Chúc ở đâu? Chùa Tam Chúc ở tỉnh nào?
Chùa Tam Chúc ở đâu? Chùa thuộc thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam – chùa Tam Chúc cách chùa Bái Đính (Ninh Bình) khoảng 30km, cách chùa Hương (Hà Nội) khoảng 4,5km.
Chùa Tam Chúc cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, nên nếu đi theo đường bộ từ Hà Nội đến chùa mất tầm 1-1,5 tiếng đồng hồ.
Chùa Tam Chúc thờ ai?
Chùa Tam Chúc thờ Sư Tổ Đạt ma, Thiền sư Khuông Việt, thiền sư Đỗ Pháp Thuận, thiền sư Nguyễn Minh Không, Hòa thượng Thích Thanh Tứ – đây là những vị quốc sư có công phát triển Phật Giáo Việt Nam.
Chùa Tam Chúc có mở cửa đón khách không?
Chùa Tam Chúc vẫn mở cửa cho du khách và người dân đến vãn cảnh. Nhưng vì tình hình dịch Covid – 19 nên lễ hội chùa Tam Chúc 2021 không thực hiện được. Khuyến cáo mọi người khi đến tham quan chùa đều phải tuân thủ và thực hiện các bệnh pháp phòng chống dịch của Chính phủ và Bộ y tế.
Thời điểm hiện tại thì chùa Tam Chúc đã tạm thời đóng cửa để phòng chống dịch Covid – 19 từ ngày 29/04/2021. Khi nào cơ quan chức năng cho phép mở cửa trở lại thì chúng tôi sẽ cập nhật sau.
Chùa Tam Chúc rộng bao nhiêu?
Chùa Tam Chúc có tổng diện tích lên đến 5100ha, là ngôi chùa có diện tích lớn nhất thế giới tại thời điểm hiện tại được ghi vào sách kỷ lục Guiness.
Quần thể chùa Tam Chúc ở Hà Nam
Quần thể khu du lịch tâm linh chùa Tam Chúc ở Hà Nam gồm: Cổng Tam Quan, Đình Tam Chúc, Điện Tam Bảo, Chùa Ngọc, Điện Pháp chủ, Điện Quán Âm và Vạc Phổ Minh.
Cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan ngoại có kiến trúc đồ sộ và kiên cố. Chính là cổng vào chùa ngay khi bạn vừa đến với quần thể chùa Tam Chúc. Công trình này có 3 cửa (tam quan) để đón tiếp phật tử và du khách đến nơi đây.
Cổng Tam Quan nội là cổng bên trong khi quý khách lên bến thuyền sau đã đi du thuyền theo hồ Tam Chúc. Cổng nằm ở trục thần đạo có 3 cửa mang 3 cách nhìn của Phật giáo là “hữu quan” (cái sắc), “không quan” (cái không), trung quan (dung trung của cả 2).
Cổng Tam Quan nội được xây dựng kết cấu khung cột và mái cong. Toàn bộ bê tông cốt thép đều được sơn giả gỗ.
Đình Tam Chúc
Đình Tam Chúc nằm biệt lập giữa hồ giống như một hòn đảo. Và khi du khách muốn đến đây tham quan thì bắt buộc phải đi bằng thuyền.
Truyền rằng đây là nơi thờ bà Dương Thị Nguyệt là hoàng hậu nhà Đinh. Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp loạn 12 sứ quân và lên ngôi hoàng đế, đã đến đây cho xây dựng công trình này vì trước kia ông đã chiêu mộ binh mã tại đây.
Điện Tam Thế
Điện Tam Thế có chiều cao 39m cũng được xây dựng có 3 tầng mái cong, kết cấu bê tông được sơn giả gỗ. Điện nằm ở độ cao 45m so với mực nước biển.
Phía trước có 3 pho Tam Thế: quá khứ, hiện tại và vị lai. Với không gian yên bình, tĩnh lặng có 12 bức tranh đá thể hiện 12 câu chuyện về cuộc đời đức Phật. Các bức tranh đá này được những người thợ Indonesia tạc bằng đá núi lửa và đưa sang.
Vẻ đẹp chân – thiện – mỹ, cõi Niết Bàn, chốn bồng lai tiên cảnh được thể hiện rất rõ nét qua những bức phù điêu đá.
Bạn Có Biết: Hành hương là gì?
Chùa Ngọc
Tọa lạc trên đỉnh núi Thất tinh cao hơn 200m so với mực nước biển. Chùa Ngọc có chiều cao 13m có 3 mái cong và nặng 2.000 tấn. Chất liệu xây dựng chùa Ngọc hoàn toàn bằng đá Granit đỏ. Được chế tác bởi các nghệ nhân của Ấn Độ theo đạo Hindu và vận chuyển về đây lắp theo phong cách kiến trúc cổ của Việt Nam.
Trên chùa Ngọc bạn có thể ngắm nhìn được bao quát toàn cảnh của chùa Tam Chúc. Nhưng bắt buộc bạn phải leo 299 bậc đá. Trên này thờ duy nhất một pho tượng A Di đà nặng 1,5 tấn và được làm bằng ngọc.
Điện Pháp chủ
Điện Pháp chủ nằm trên trục thần đạo và trước Điện Tam Thế, điện có chiều cao 31m, 2 mái cong theo kiến trúc đình chùa đặc trưng của Việt Nam.
Điện Pháp chủ thờ một pho tượng Thích Ca Mâu Ni, nặng 150 tấn bằng đồng nguyên khối. Được chế tác bởi những người nghệ nhân Việt Nam. Có 10.000 bức tranh do thợ hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa tái hiện cuộc đời của Đức Phật.
Điểm nhấn của Điện Pháp chủ là 4 bức phù điêu khổng lồ trên 4 bức tường nói về 4 bước ngoặt trong đời Đức Phật chính là: Phật Sinh, Phật Thành Đạo, Phật Thuyết Pháp và Phật Niết Bàn.
Điện Quán Âm
Điện Quán Âm hay còn gọi là điện Quan Âm, nằm ở phía sau Điện Pháp chủ trên trục thần đạo và cũng có kiến trúc 2 tầng mái cong. Xây dựng điện Quán Âm có chiều cao 30.5 m bằng kết cấu cột, xà , dầm bằng bê tông cốt thép sơn giả gỗ.
Điện Quán Âm thờ một pho tượng Quan Âm Bồ Tát nặng 100 tấn bằng đồng nguyên khối do nghệ nhân Việt Nam tạc. Nơi đây có 8.500 bức tranh về Đức Phật cũng được tạc bằng đá núi lửa Indonesia.
Các sự tích về Quan Thế Âm Bồ Tát được khắc trên 4 bức tường của Điện. Đặc biệt là tượng khắc nổi của 4 vị Phật Quan Âm: Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, Quan Âm Tọa Sơn, Quan Âm Quá Hải, Quan Âm Tống tử.
Điển tích Vạc Phổ Minh
Vạc Phổ Minh
Được đặt trong chùa Phổ Minh nên người ta gọi là Vạc Phổ Minh. Tích rằng: vạc được đúc bằng đồng, nặng ba vạn cân, bên ngoài chạm hình rồng uốn lượn, trên chim lạc tung bay, dưới non sông cẩm tú.
Trên thành vạc có 100 lỗ tròn hình trứng trong mỗi lỗ đặt một tượng rồng bằng vàng. Điều này tượng trưng cho tích con rồng cháu tiên. Trên bệ vạc được khắc tên các vị vua từ Kinh Dương Vương,…Lý Thánh Tông.
Tương truyền rằng sau khi vạc được an trí, trời cao thánh thót nhạc vang lừng, hàng vạn con vạc từ xa bay về vũ hội, ánh hào quang trong vạc sáng lên một vùng.
Điển tích Vạc Phổ Minh
Vạc ban đầu chỉ là một vật dụng để nấu ăn được đúc bằng đồng. Vì nó lớn nên thường được sử dụng để nấu cho nhiều người ăn trong quân. Ý nghĩa tâm linh vạc thu được đất trời. Vạc khi dùng đựng nước thì buổi tối, trăng in bóng vào lòng vạc như khoảng trời bị nhốt.
Vạc biểu tượng cho sức mạnh, trở thành uy quyền, thực thi công pháp đối với tội đồ. Như xử phạt bằng cách cho vào vạc dầu sôi, vạc nước sôi. Hình ảnh này răn dạy con người về luật nhân quả. Nếu có thoát được ở trên dương gian thì chết xuống âm tào địa phủ cũng bị Diêm Vương bỏ vạc dầu.
Vạc dầu trong Phật Giáo hướng con người phải tu tâm hướng thiện. Bởi vậy thường trong khuôn viên thờ Phật hay có vạc để nhắc nhở mỗi người phải biết thành tâm, làm điều tốt, bỏ điều xấu ác để tránh bị tội vạc dầu.
Vạc còn mang ý nghĩa to lớn của người đúc nên nó tỏ lòng thành dâng Trời Đất, cầu cho quốc thái dân an.
Qua bài viết vừa rồi, Công ty du lịch Cù Lao Chàm hy vọng đem đến cho bạn những thông tin bổ ích về Chùa Tam Chúc ở đâu. Cùng nhiều thông tin liên quan trong quần thể du lịch tâm linh Chùa Tam Chúc. Giúp bạn hiểu thêm về nét văn hóa tâm linh của Việt Nam.