Chùa Thiên Mụ Huế được biết đến như linh hồn của mảnh đất cố đô. Điểm check in hot hit này từ lâu đã trở nên quen thuộc đối với các du khách trong và ngoài nước. Nào, hãy cùng Cù Lao Chàm Tourist khám phá những điều tuyệt vời bên trong ngôi chùa có tuổi đời lên đến 400 năm này nhé!
Giới thiệu về chùa Thiên Mụ Huế linh thiêng
Có thể khẳng định chắc chắn một điều rằng, bất cứ du khách nước ngoài nào cũng đã từng nghe và ghi nhớ tên của chùa Thiên Mụ Huế. Và hiển nhiên rồi, người Việt chúng ta cũng không lạ lẫm gì với ngôi chùa này đúng không?
Địa chỉ chùa Thiên Mụ Huế
Chùa Thiên Mụ được xây dựng vào năm 1601, tọa lạc trên đường Nguyễn Phúc Nguyên, phương Kim Long. Khoảng cách từ chùa đến trung tâm cố đô khoảng 5km. Ngôi chùa này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993.
Đối diện với chùa Thiên Mụ Huế là dòng sông Hương thơ mộng. Phía xa xa, bạn sẽ thấy ngọn đồi xanh mướt. Có thể nói rằng, không gian non nước hữu tình. Chùa cũng là nguồn cảm hứng của rất nhiều tác phẩm văn học.
Tìm hiểu sự tích chùa Thiên Mụ
Dựa theo các sử sách ghi chép lại, chúa Nguyễn Hoàng là người có công xây dựng ngôi chùa này. Vào năm 1601, để chuẩn bị cho quá trình mở rộng bờ cõi chùa đã cùng với binh linh rong ruổi bên 2 bờ sông Hương. Trong quá trình đó, chúa phát hiện hình ảnh một ngọn đồi nho nhỏ nhô lên bên dòng sông. Thế ngọn núi này tựa như con rồng đang quay đầu nhìn lại.
Cùng lúc đó, người dân trong vùng đã truyền tai nhau về câu chuyện một bà lão mặc áo đỏ luôn khẳng định rằng ngọn đồi này sẽ có một vị chân chú lập chùa để trấn giữ long mạch. Phát hiện sự tương thông này, chúa Nguyễn Hoàng liền lập tức cho quân xây dựng ngôi chùa trên đồi.
Ban đầu, chúa được gọi tên là Thiên Mụ Tự. Thời gian cứ thế qua đi, chùa dưới nhiều sự tác động đã xuất hiện nhiều nét hư hỏng và được tu sửa. Cuộc trùng tu lớn nhất là vào năm 1710. Lúc này, chúa Nguyễn Phúc Chu đã hoàn thiện và thay đổi khá nhiều nét kiến trúc của ngôi chùa.
Đến thời điểm hiện tại, chùa Thiên Mụ Huế vẫn luôn được gọi với danh xưng là đệ nhất cổ tự. Nơi đây không chỉ là chốn tâm linh mà còn được biết tới là thắng cảnh đẹp ở cố đô.
Chuông chùa Thiên Mụ
Có thể bạn không biết nhưng Đại Hồng Chung ở chùa Thiên Mụ là một pháp khí quan trọng được chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc vào năm 1710. Chuông nặng hơn 2000kg, cao 2,5m và có đường kính miệng là 1,4m.
Hình dáng của chuông vô cùng cân đối. Các hoa văn trên chuông được chạm trổ một cách tinh vi, sắc nét. Đồng thời, những hoa văn này đều mang ý nghĩa biểu tượng cho cả 3 luồng tư tưởng lớn ở Á Đông là Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo.
Tính đến thời điểm hiện tại, chuông chùa Thiên Mụ là quả chuông chùa lâu đời và có nhiều giá trị nhất. Chuông vừa là công trình tiêu biểu về giá trị mỹ thuật vừa tượng trưng cho những nét đặc trưng về nghệ thuật đúc đồng, đánh dấu sự phát triển của Phật giáo Đàng Trong.
Du lịch Chùa Thiên Mụ vào thời điểm nào lý tưởng?
Nếu bạn đang lên kế hoạch để đi chùa Thiên Mụ Huế thì hãy cân nhắc 2 thời điểm dưới đây:
- Tháng 1 – tháng 2: Đây là thời điểm mà tiết trời của Huế vô cùng dễ chịu. Tiết trời vừa không nóng cũng không quá lạnh. Điều này đặc biệt lý tưởng cho việc bạn ngắm cảnh, du lịch và nghỉ dưỡng đúng không?
- Từ tháng 5 – tháng 6: Lúc này, Huế bắt đầu vào hè. Những cây phượng xung quanh đã bắt đầu bung nở, làm đỏ rực cả một vùng trời. Khung trời Huế vì thế mà thơ mộng hơn rất nhiều.
Với những tháng 3,4,7,8,9 thì tiết trời ở Huế khá nắng gắt. Trong khi đó, các tháng cuối năm thì Huế đang vào mùa lũ, có rất nhiều cơn mưa kéo dài. Vì thế, đây đều là những khoảng thời gian không thuận lợi cho việc du lịch, vui chơi của bạn.
Giá vé tham quan Chùa Thiên Mụ ở Huế
Chùa Thiên Mụ Huế mở cửa từ 8h sáng – 17h mỗi ngày. Du khách ghé thăm ngôi chùa này sẽ có cơ hội tham quan, chụp ảnh thoải mái. Đến chùa, bạn không mua vé tham quan. Chùa mở cửa tự do và bạn chỉ cần mất khoảng 5.000 VNĐ để gửi xe mà thôi.
Khám phá lối kiến trúc cổ bề thế ở Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ Huế đã được trùng tu qua rất nhiều lần. Thế nhưng, công trình này từ trước đến nay vẫn luôn giữ được nét đẹp lịch sử và thể hiện xuất sắc cái hồn văn hóa dân tộc Việt. Các điểm khám phá mà du khách không nên bỏ lỡ khi đến đây như:
Cổng Tam Quan chùa Thiên Mụ
Bước vào ngôi chùa, công trình kiến trúc đầu tiên mà bạn bắt gặp đó là cổng tam quan. Cổng được thiết kế với 2 tầng, 8 mái và 8 lối đi. Cửa của công được làm từ chất liệu chính là gỗ sơn đỏ. Chất liệu gỗ vô cùng tốt, chắc chắn và kiên cố. Xung quanh cổng có đặt các bức tượng thần Hộ Pháp giúp bảo vệ sự bình yên cho ngôi chùa và tạo sự uy nghiêm cao nhất cho cổng tam quan.
Điện Đại Hùng chùa Thiên Mụ
Điện Đại Hùng năm ngay ở chính điện của ngôi chùa. Đây là nơi thờ cúng Phật Di Lặc – vị thần mang niềm vui vô tư vô lo. Bức tượng của Phật Di Lạc làm rõ nét hiền hòa, đôi to tai tinh thông, chiếc bụng lớn chứa đựng sự bao dung của vị thần.
Điện Đại Hùng được xây dựng chủ yếu bằng chất liệu xi măng đặc. Các cạnh cửa và hệ thống cột chèo đều được làm từ gỗ và có sơn lại màu. Bên trong điện còn có các bức đại tự niên đại 1974 và các chiếc chuông hình nhật nguyệt bằng đồng.
Đi sâu hơn vào bên trong điện thờ bạn sẽ thấy tượng Tam Thế Phật và Văn Phú Bồ Tát, Phố Hiến. Điều đặc biệt là ở phía sâu Điện Đại Hùng có khu vực chôn cất của trụ trì chùa.
Tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ
Đặt chân đến chùa Thiên Mụ Huế bạn không nên bỏ qua điểm check in này. Tháp Phước Duyên đã được xây dựng ngay sau khu vực cổng chào. Tháp cùng với những công trình xung quanh tạo nên một tổ hợp vô cùng gắn kết, mang nhiều nét độc đáo nhưng vẫn có chút gì đó của đất Huế.
Dựa theo các sử sách ghi lại thì tháp được xây dựng năm 1844. Lúc đầu, tên gọi của tháp là Từ Nhân Tháp. Sau đó, tháp được đổi thành tên như hiện tại. Chất liệu làm thành tháp chủ yếu là đất sét, đá thanh, gốm bát tràng.
Phần thân tháp được xây dựng bằng gạch mộc. Phần bó vía của tháp được xây dựng từ đá thanh. Các khối tháp có hình bát giác, càng lên cao thì càng nhỏ. Tháp Phước Duyên có tổng cộng 7 tầng, mỗi tầng cao 2m. Về cơ bản, thiết kế của các tầng rất giống nhau và được sơn màu hồng.
Qua nhiều năm, tháp đã mang dấu ấn thời gian và ngày càng tô đậm thêm giá trị đặc sản của kiến trúc cố đô.
Khu mộ tháp Cố Hòa Thượng Thích Đôn Hậu
Hòa Thượng Thích Đôn Hậu là vị trụ trì của chùa Thiên Mụ Huế. Cả cuộc đời của hòa thượng đã cống hiến cho công cuộc phát triển Phật giáo Việt Nam. Ông được người dân cố đô kính trọng bởi có các hoạt động công ích và thường xuyên giúp đỡ người dân.
Khi hòa thượng viên tịch, người dân cũng như cai quản chùa đã tiến hành chôn cất hòa thượng ở dưới chân tháp. Vị trí chôn cất này thể hiện sự biết ơn và tôn kính đối với trụ trì Thích Đôn Hậu.
Đình Hương Nguyên
Đình Hương Nguyên là một công trình được làm bằng gỗ và được xây dựng từ thời vua Lê Thiệu Trị. Đình nằm ngay trước mặt Tháp Phước Duyên. Vào năm 1904, có một cơn bão lớn ở Huế đã làm cho phần lớn ngôi đình cổ bị hư hỏng.
Sau này, người dân xung quanh chùa đã tiến hành xây dựng lại ngôi đền và làm nơi thờ cúng Đức Địa Tạng. Cho đến thời điểm này, đình Hương Nguyên vẫn còn tồn tại và thu hút sự chú ý của rất nhiều du khách.
Điện Địa Tang
Công trình kiến trúc này nằm ngay sau Điện Đại Hùng. Không gian ở điện này mang đến cho du khách sự bình yên, tĩnh lặng đến kỳ lạ. Phía trước điện có khoảng sân rộng, cỏ cây và cả một hồ nước xanh mát. Đây chắc chắn là điểm dừng chân vô cùng tuyệt vời trong chuyến khám phá chùa Thiên Mụ.
Điện Quan Thế Âm
Điện Quan Âm hiện lên với kiến trúc đơn giản và nằm ẩn mình trong các bụi cây. Mặc dù không được thiết kể tỉ mẫn với nhiều hoa văn chạm khắc tinh xảo nhưng điện thờ lại mang đến cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản cho du khách. Bên trong điện có bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Tượng được đúc bằng đồng và Quan Thế Âm Bồ Tát đang tọa trên đài sen. Hai bên điện thờ có các vị trí để thờ thập vị Điện Vương.
Đồi Hà Khê
Sẽ là một thiếu sót lớn nếu như bạn ghé thăm chùa Thiên Mụ Huế mà không check in ở đồi Hà Khê. Ngọn đồi này có view nhìn ra sông Hương vô cùng đẹp. Xung quanh đồi có những hàng cây xanh rì và đung đưa gió mát.
Nếu đứng từ đồi Hà Khê, các bạn sẽ được ngắm nhìn khung cảnh từng đoàn thuyên miệt mài ngược xuôi dưới dòng sông, rừng thông cao chót vót và hít khí trời trong lành. Khung cảnh đẹp nhất ở ngọn đồi có lẽ là khi chiều xuống.
Kinh nghiệm tham quan chùa Thiên Mụ Huế
Chùa Thiên Mụ không đặt ra nhiều quy định cho các du khách khi ghé thăm. Thế nhưng, các bạn cũng nên chú ý đến các vấn đề dưới đây để có chuyến đi ý nghĩa nhất nhé!
- Khi đến chùa, các bạn cần ăn mặc kín đáo, lịch sự bởi vì đây là nơi trang nghiêm và có thờ các vị thần phật
- Không nói chuyện tò, đùa giỡn quá trớn trong khuôn viên chùa. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những người xung quanh và phá tan sự thanh tịnh của ngôi chùa.
- Bạn không thể đi xe trong chùa, vì thế hãy ưu tiên mang giày bệt và chuẩn bị nước sẵn nhé!
- Nếu đi vào mùa hè, các bạn cũng nên chuẩn bị thêm ô, mũ, kính râm để tránh cái nắng gay gắt của Huế.
- Trong chùa có các gian hàng bày bán nhiều món hàng lưu niệm. Du khách có thể tham quan và chọn mua về làm quà cho bè bạn, người thân, tùy thích.
Phong cảnh nên thơ, kiến trúc có nhiều nét độc đáo, cổ kính kèm theo những câu chuyện ly kì ở Chùa Thiên Mụ Huế hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm khó quên nhất. Hãy sắp xếp lịch trình và đến khám phá ngôi chùa cổ kính này nhé!