Nếu nhắc đến di tích lịch sử thì không thể bỏ qua Hội quán Quảng Đông Hội An. Nơi đây mang một lối kiến trúc đậm phong cách người Trung Cổ. Từ rất lâu đã có nhiều du khách tò mò và dừng chân để khám phá hội quán này. Chi tiết về di tích này thế nào, mời bạn cùng Culaocham Tourist khám phá chi tiết nhé!
Hội quán Quảng Đông ở đâu?
Hội quán Quảng Đông trực thuộc đường Trần Phú, tại số 176. Đây được xem là vị trí trung tâm của Hội An Thành cổ. Do đó, khá nhiều du khách thường xuyên lui tới để tham quan. Từ đường Trần Phú, du khách có thể ghé thăm thêm các địa điểm du lịch khác. Do đó, nếu có ý định khám phá nhà cổ, hãy di chuyển trực tiếp đến đây bạn nhé!
Lịch sử hội quán Quảng Đông Hội An
Thương cảng Hội An xưa vô cùng sầm uất. Nơi đây đã thu hút sự chú ý cũng như hoạt động của rất nhiều thương nhân nước ngoài. Trong số đó, nhiều nhất vẫn là người buôn bán Hoa Kiều.
Vào năm 1885, hội quán Quảng Đông Hội An chính thức được xây dựng bởi một thương nhân Hoa Kiều. Ban đầu, mục đích xây dựng của họ là dùng để thờ Đức Khổng Tử cùng với Thiên Hậu Thánh Mẫu. Mãi đến năm 1911, nhà được mở rộng và chuyển sang thờ phụ Quan Công với Tiền Hiền.
Nơi đây cũng chính vì thế mà được xem là địa điểm tâm lý quan trọng. Đại đa số các thương lái ở cảng Hội An thường xuyên lui tới và thắp nhang. Trong các hoạt động họp hội đồng hương họ cũng đặc biệt tín ngưỡng, thắp nhang, cầu khấn.
Hội quán Quảng Đông được lấy theo tên của một vị tướng nổi tiếng ở Trung cổ. Dựa theo tín ngưỡng của người Hoa thì vị quan này có đầy đủ 6 phẩm chất quý. Đó lần lượt là trung – nghĩa – tín – trí – nhân – dũng. Vì thế, họ tin rằng, đây chắc chắn là vị thần công minh, mang giúp việc kinh doanh trở nên tốt hơn.
Hội quán Quảng Đông Hội An – Giao thoa văn hóa Việt Trung
Giống như chúng tôi đã đề cập ban đầu thì đây là hội quán được xây dựng bởi người Hoa. Do vậy, ít nhiều, nét kiến trúc sẽ có sự giao thoa mạnh mẽ giữa Trung và Việt. Cụ thể thế nào, mời bạn theo chân Tour Cù Lao Chàm tìm hiểu chi tiết nhé!
Kiến trúc hội quán Quảng Đông ở Hội An
2 vật liệu chính được dùng để xây dựng căn nhà này là gỗ và đá. Mọi chi tiết trang trí hội quán được đặc biệt chạm trổ tinh xảo và hết mực công phu. Điều này mang đến một nét đặc trưng không dễ lẫn vào đâu được.
Mọi công trình khi được xây dựng thường thiết kế theo hình dạng chữ Quốc. Bao gồm, tam quan – sân vườn – phương đình – chính điện và sân sau.
- Cổng tam quan: Nằm ngay ở cổng vào. Du khách sẽ thấy ngay 3 bức tranh lớn được đặt ở phía ngoài cổng. Đó lần lượt là hình ảnh của 3 vị quan nổi tiếng Trung Quốc. Cụ thể là Lưu Bị – Trương Phi và Quan Công.
- Nhà tiền điện: Có quy mô lớn và trưng bày nhiều bức tường bằng đá. Trên các bức tường có nhiều hoa văn được chạm trổ một cách tinh xảo và kỳ công nhất. Phần mái của căn nhà có nhiều tầng. Mái có hình dạng cao vút và mang nhiều nét chạm nổi điển tích xưa.
- Khuôn viên hội quán Quảng Đông Hội An: Gồm có một sân vườn rộng, nhiều cây cảnh. Khoảng giữa sân có thiết kế một hồ nước lớn với hình tượng rồng uốn lượn bên trong.
- Chính điện: Không gian lớn lại có nhiều trụ cột cỡ đại. Ở không gian này được chia làm 3 gian chính để thờ phụng là Quan Công – Phước Đức và Tài Bạch.
- Nơi đón khách: Nằm ở phía bên phải cửa chính điện hội quán. Nơi đây xưa kia được dùng để bàn bạc các hội nghị thương cảng quan trọng.
- Hậu viên: Rộng rãi với nhiều cây xanh và có đài phun nước dưới dạng hình rồng.
Di vật cổ hội quán Quảng Đông
Có thể bạn không ngờ tới nhưng nơi đây cũng giống như hội quán Dương Thương vẫn lưu giữ nhiều di vật cổ. Ví dụ như bức hoành phi, đôn sứ men ngọc, lư trầm… Hơn cả là có sự xuất hiện của bức Quan Công đang phi ngựa để bảo vệ phu nhân Lưu Bị. Dựa theo truyền thuyết thì bức tranh này gắn liền với một điển tích có thật rất cảm động.
Hoạt động truyền thống
Ở hội quán Quảng Đông Hội An, vào tháng giêng âm lịch sẽ có nhiều lễ hội được tổ chức. Nổi bật trong số đó có thể kể đến là lễ hội Nguyên Tiêu. Lễ hội này được diễn ra với mục đích là người dân cầu mưa thuận gió hòa, kinh doanh phát tài. Đây cũng là dịp để các hội đồng hương Hoa Kiều gặp gỡ, ăn uống cùng nhau.
Vào tháng 6 âm lịch hàng năm nơi đây có diễn ra lễ hội vía Quan Công. Người dân sẽ dâng lễ và nhang khói để tỏ lòng thành kính đến vị tướng này. Đây cũng là một trong những lễ hội thú vị ở Hội An cổ mà các bạn tuyệt đối đừng nên bỏ lỡ.
Địa điểm nổi tiếng gần Hội quán Quảng Đông
Bởi vì, hội quán Quảng Đông Hội An nằm ở vị trí trung tâm nên từ đây bạn có thể khám pha sang các điểm du lịch hấp dẫn khác.
- Nhà cổ Hội An: Các kiến trúc cổ ở đây đều được giữ nét nguyên vẹn. Đến với nhà cổ Hội An bạn sẽ được tận hưởng không khí trong lành. Hơn hết còn được khám phá nét kiến trúc xưa, hòa mình liên tưởng đến thương cảng Hội An xưa.
- Chùa Ông: Đây vốn là một điểm đến tâm linh. Chùa Ông còn được gọi với cái tên khác là Quan Công Miếu. Chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ 17, có nhiều cổ vật xưa được lưu giữ cho đến hiện tại.
- Hội Quán Triều Châu: Xa xưa, đây là nơi sinh hoạt của người Hoa. Với kiến trúc xây dựng cầu kỳ, tinh xảo từ sứ, hội quán đã hấp dẫn ánh nhìn của vô vàn du khách. Tin rằng, đây cũng là điểm đến cho bạn nhiều trải nghiệm hấp dẫn.
- Hội quán Phúc Kiến: Phúc Kiến được mệnh danh là hội quán đẹp nhất, tinh xảo nhất trong 3 hội quán góp mặt ở Hội An Thành. Nơi đây thờ thần Tiền Hiền. Vào những năm trước, hội quán đã được công nhận là di tích lịch sử mang tầm cỡ quốc gia.
Đến với hội quán Quảng Đông Hội An, du khách có thể lưu trú theo nhiều hình thức. Thuê nhà nghỉ, ở homestay đều được, miễn sao bạn thích. Giá phòng ở nơi đây được đánh giá khá bình dân. Vì thế, hãy thả lỏng và tự thưởng để có nhiều trải nghiệm lý thú nhất bạn nhé!