Về Hội An tìm hiểu nghề thủ công xưa tại Làng Trống Lâm Yên

Làng trống Lâm Yên nức tiếng gần xa với nghề làm trống. Theo dõi bài viết dưới đây bạn sẽ biết thêm những điều đặc biệt của làng nghề và các kinh nghiệm quý báu để làm nên một chiếc trống có âm thanh vang dội. Chuyến tham quan làng nghề truyền thống ở phố Hội của bạn cũng vì thế mà trở nên đặc sắc, trọn vẹn hơn bao giờ hết.

Vài nét về Làng trống Lâm Yên Hội An

Trong đời sống tinh thần của người dân xứ Quảng, tiếng chiêng, tiếng trống đã sớm trở thành một phần không thể thiếu. Nếu có dịp ghé thăm đất Quảng, các bạn đừng quên đặt chân đến thăm thú làng nghề truyền thống Lâm Yên nhé!

Địa chỉ Làng trống Lâm Yên

Làng trống Lâm Yên tọa lạc ở ấp Nam, xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, Quảng Nam. Để ghé thăm làng nghề truyền thống ở Hội An này du khách có thể di chuyển từ trung tâm thành phố theo hướng Hùng Vương. Sau đó, men theo sông Thu Bồn rẽ vào cầu Giao Thủy. Tiếp tục đi đến cửa hàng điện máy Viễn và cầu Quảng Huế. 

Đường đến làng trống Lâm Yên rất dễ tìm
Đường đến làng trống Lâm Yên rất dễ tìm

Khi đến đây, bạn chỉ cần di chuyển thêm 4km là tới làng trống Lâm Yên. Được biết, ngôi làng này đã có 

Nguồn gốc lịch sử Làng nghề trống Lâm Yên

Không có ai trong làng biết chính xác khoảng thời gian mà làng nghề được khai sinh. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thường được nghe câu rằng “Nhất trống Lâm Yên, nhì chiêng Phước Kiều”. Điều này đồng nghĩa với việc làng nghề truyền thống này đã ra đời từ rất lâu. Tính đến thời điểm hiện tại, làng có ít nhất 200 năm tồn tại và phát triển.

Ở làng nghề, người ta phát hiện rằng, có hộ gia đình họ Phan đã 7 đời làm trống. Với những người ở Phan gia, làng trống không đơn giản là làm nghề mà còn làm sống dậy cảm giác tươi đẹp mà cha ông đã dày công xây dựng truyền thụ.

Trống Lâm Yên có mặt ở khắp các tỉnh thành
Trống Lâm Yên có mặt ở khắp các tỉnh thành

Khi xưa, ông tổ họ Phan Công Thiên đã nhọc lòng từ Bắc di cư vào đất Quảng khai phá. Ông tổ đã dừng chân ở Lâm Yên và cố gắng phát triển làng nghề truyền thống này cho đến tận hôm nay. Cha truyền con nối, bao thế hệ Phan gia đều tiếp nối các giá trị xưa và mang tiếng trống từ làng Lâm Yên vang vọng trên khắp cả nước. Và cho đến hôm nay, không ai không biết đến trống ở làng Lâm Yên là chuẩn, hay nhất.

Làng trống Lâm Yên không phát triển quanh năm mà thường được làm theo mùa. Thông thường, người ta sẽ làm trống nhiều vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10. Đây là thời điểm mà tại xứ Quảng có rất nhiều lễ cúng và lễ hội văn hóa. Do đó, các đơn đặt trống rất nhiều và người dân ở đây có thời gian, điều kiện để làm trống.

Tìm hiểu nét độc đáo tại khu Làng nghề làm trống Lâm Yên

Hằng năm, làng trống Lâm yên cho ra mắt 1500 – 2000 sản phẩm. Sản phẩm từ làng nghề được đưa đến các tỉnh thành trên khắp cả nước. Khu làng nghề truyền thống này ghi điểm với khách du lịch không chỉ các loại trống đa dạng mà còn là hình ảnh những người nghệ nhân nhiệt huyết, yêu nghề.

Khám phá các loại trống độc đáo tại Làng Lâm Yên

Dựa theo chia sẻ của các nghệ nhân ở làng trống Lâm Yên thì trống ở làng nghề được chia làm nhiều loại. Nổi bật trong số đó có trống đại, trống đội, trống chèo, trống cơm, trống múa hội, trống múa lân sư rồng…

Mỗi một chiếc trống đều được tạo ra với những kích cỡ khác nhau. Có những chiếc trống được làm với kích thước to như trống chầu. Bên cạnh đó cũng có những chiếc trống có kích thước nhỏ như trống tổng, trống lịnh hay trống nhạc.

Rất nhiều loại trống có ở làng
Rất nhiều loại trống có ở làng

Quy cách và kích cỡ của từng chiếc trống đều được tuân thủ theo bí kíp lâu đời của các nghệ nhân. Dựa vào kích cỡ mà thời gian hoàn thiện trống cũng khác nhau. Trung bình một chiếc trống người thợ sẽ phải dành từ 2 – 4 ngày để hoàn thiện.

Ở thời điểm hiện tại, đại đa số các chùa trên đất nước đều mang âm hưởng của trống làng Lâm Yên. Những chiếc trống ở làng nghề này đã sớm có tiếng vang trên cả nước và trở thành thương hiệu riêng cho làng Lâm Yên. Người ta vẫn luôn khen rằng, trống ở Lâm Yên vừa có âm hưởng vương xa vừa giòn tan đến khó tả.

Học hỏi quy trình làm trống thủ công truyền thống tại Làng Lâm Yên

Để làm nên một chiếc trống, các nghệ nhân phải thực hiện rất nhiều công đoạn, cụ thể:

Giai đoạn 1: Làm tang trống

Tang trống hay còn được gọi là thân trống. Tang trống thường được tạo thành từ chất liệu gỗ mít. Những người thợ ở làng nghề sẽ cố gắng chọn cây mít vừa to vừa già. Sau đó, họ dựa trên kích cỡ của chiếc trống định làm để xác định số lượng dăm trống. 

Sau khi xẻ ra các dăm trống, người thợ sẽ mang chúng đi phơi khô và dựng thành một thân trống hoàn chỉnh. 

Không dễ để làm nên một chiếc trống
Không dễ để làm nên một chiếc trống

Giai đoạn 2: Làm da

Ở giai đoạn này, các nghệ nhân cần phải lựa chọn da của trâu già. Miếng da phải có độ bền, dẻo và dai. Sau khi căng ra và phơi khô thì họ sẽ cắt da trâu thành từng miếng có kích cỡ vừa với miệng trống. Tiếp đến, thợ làm trống sẽ ngâm da trong nước từ 2 – 3 ngày. Cuối cùng là vớt ra gọt, bào mỏng và bịt vào khóa chốt thành mặt trống. Giai đoạn này, quyết định đến âm sắc của trống vì thế, người thợ phải bào da thật khéo và đắp vừa vặn với chính giữa mặt trống. 

Giai đoạn 3: Bưng trống

Ngay khi tang trống đã được phơi khô và bào trà nhẵn, thợ làng trống Lâm Yên sẽ bưng mặt trống. Họ bắt đầu thẩm chất lượng âm thanh tiếng trống xem đã đạt chuẩn hay chưa. Nếu như đạt chuẩn, thợ làm trống sẽ cố định mặt trống vào trong thân trống. Sau đó, dùng đinh cây tre già đóng vào thân trống để cố định lại mặt trống một lần nữa.

Gặp gỡ các nghệ nhân lành nghề

Để tạo ra được chiếc trống chất lượng đã tiêu tốn không ít năng lượng của thợ làm trống. Người làm được chiếc trống tốt phải là người biết chọn lựa nguyên liệu, thực hiện các công đoạn tỉ mỉ và có khả năng thẩm âm. Hầu hết người trong họ sẽ được nghe và dạy từ thuở nhỏ nên họ dễ dàng có được đôi tay nhạy. Đây cũng chính là lý do mà nghề trống thường không được truyền dạy cho người ngoài.

Ghé thăm làng trống Lâm Yên, bạn sẽ được gặp gỡ cụ Nguyễn Xuân An 69 tuổi. Đây là một nghệ nhân lành nghề ở làng trống. Ông đã gắn bó hơn 30 năm với nghề làm trống. Dựa theo chia sẻ của ông, 1990 là năm mà làng nghề Lâm Yên phát triển nhất. Gia đình ông nhận làm trống ở khắp các huyện lân cận và phục vụ với nhiều sản phẩm trống có kích thước đa dạng.

Các nghệ nhân ở làng rất sẵn lòng chia sẻ thông tin về nghề
Các nghệ nhân ở làng rất sẵn lòng chia sẻ thông tin về nghề

Mỗi một tháng, cơ sở làm trống của ông Nguyễn Xuân An nhận làm từ 2- 3 chiếc trống. Nó không chỉ giúp ông gìn giữ những nét văn hóa xưa mà còn tạo ra nguồn thu nhập chính cho gia đình.

Ngoài ông An, đến làng nghề này, bạn cũng sẽ được tiếp xúc với những nghệ nhân trẻ khác như anh Phan Văn Hiệp, Nguyễn Thiện…. Các nghệ nhân làm trống này đều vô cùng thân thiện và hiểu rõ về nghề làm trống. Vì thế, nếu có điều gì bạn muốn tìm hiểu khi đến làng nghề, đừng ngại đặt thắc mắc với họ nhé!

Khám phá Cù Lao Chàm đừng quên book Tour lặn biển và Tour đi bộ dưới biển để trải nghiệm nhé!

Tìm hiểu bí quyết tạo mặt trống vang tại đây

Dựa theo chia sẻ của các nghệ nhân ở làng trống Lâm Yên thì điều tạo nên mặt trống có tiếng vang lớn là miếng da trâu ở miệng trống. Da trâu làm trống phải là loại da trâu già, có độ dẻo, dai vừa chuẩn.

Sau khi được phơi khô, người ta sẽ cắt da trâu theo kích cỡ của miệng trống. Sau đó, họ phải ngâm kỹ chúng trong nước sạch từ 2 – 3 ngày. Kết thúc quá trình ngâm này thì người dân sẽ vớt miếng da ra, gọt và bào mỏng chúng bằng tay. 

Điều quan trọng là bạn cần chọn được tấm da trâu tốt
Điều quan trọng là bạn cần chọn được tấm da trâu tốt

Quá trình bào phải thật khéo, người thợ phải cố gắng làm sao để mặt trống là nơi dày nhất. Độ dày sẽ ngày càng giảm dần ra phía đai và niềng trống. Các bí quyết này trên thực tế nói ra rất dễ hiểu nhưng để áp dụng vào thì vô cùng khó. Phần đa, các bí quyết này đều được truyền thụ từ cha sang con, anh – em. Vì thế, nếu gia đình ở Lâm Yên không có cha ông làm trống từ nhỏ thì rất khó để có được đôi tai nhạy cảm và các bí kíp tạo nên chiếc trống tuyệt vời.

Xem thêm: 

Kinh nghiệm tham quan Làng trống Lâm Yên

Bước vào làng trống Lâm Yên, du khách sẽ cảm nhận được nét bình dị ở ngôi làng. Tuy nhiên, để có được chuyến khám phá làng nghề trọn vẹn và vui tươi nhất thì du khách nên bỏ túi ngay những kinh nghiệm vàng dưới đây:

  • Bạn nên dành thời gian khám phá làng nghề vào khoảng thời gian từ tháng 4 – tháng 9. Bởi vì đây là khoảng thời gian ở xứ Quảng diễn ra rất nhiều lễ hội. Làng nghề cũng sục sôi tinh thần làm trống. Vì thế, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh các thợ làm trống và hiểu rõ hơn quy trình tạo nên một chiếc trống ở Lâm Yên.
  • Nên tránh đi vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Bởi quãng thời gian này xứ Quảng phải chịu ảnh hưởng của mưa bão. Vì vậy, bạn sẽ không thể khám phá trọn vẹn nét đẹp của xứ Quảng và dạo chơi trên phố cổ Hội An. Các đặc sản ở phố Hội cũng không được buôn bán nhiều vào khoảng thời gian này!
  • Làng trống Lâm Yên nằm sâu trong khu vực miền Trung. Người dân ở đây ăn cay rất nhiều. Do vậy, khi gọi món, các bạn hãy chia sẻ cùng với người dân để họ tiết chế nhé!
  • Giọng nói của người Lâm Yên có phần đặc biệt hơn so với nhiều vùng miền khác trên đất nước. Chính vì vậy, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu về giọng nói của họ từ trước. Khi đặt chân đến làng nghề và trò chuyện cùng người dân bạn sẽ dễ nghe hiểu, tiếp chuyện với họ

Khám phá nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Hội An

Ở Hội An, ngoài làng trống Lâm Yên còn có nhiều làng nghề truyền thống vang danh khác như:

– Làng mộc Kim Bồng: Đến với làng nghề truyền thống này bạn sẽ có cơ hội tận mắt chứng kiến các công đoạn tạo nên món đồ mộc. Bạn cũng sẽ có cái nhìn chân thực và sinh động hơn về ngành nghề này. Làng mộc đã có hơn 500 năm tuổi, nổi bật với nét đẹp bình yên, mộc mạc. Các góc check in của làng cũng đậm chất cổ xưa và rất thuần Việt.

Làng chiếu Bàn Thạch: Chiếu cói Bàn Thạch nức tiếng từ bao đời nay. Chiếu ở làng nghề được sản xuất ngày càng đa dạng về mặt mẫu mã, màu sắc. Phương pháp làm chiếu ở làng nghề ngày càng đa dạng, người ta in dệt chữ nổi và cả hình ảnh của chùa Cầu Hội An trên chiếu.

Làng rau Trà Quế Hội An: Ghé thăm làng nghề này bạn đừng quên đăng ký các tour trải nghiệm trồng rau với người dân. Bạn sẽ hiểu hết các bước trồng và cách chăm sóc rau chỉ với tour trải nghiệm này. Sau đó, đừng quên tham gia vào tiết mục ăn uống các món rau tươi ở vườn và check in làng quê yên bình này nhé!

Làng Lụa Hội An: Lụa ở làng nghề được dệt từ những sợi tơ óng ánh bên khung cửi. Toàn bộ các sản phẩm được làm ở làng tạo nên chiếc áo, chiếc khăn rực rỡ trong ánh nhìn của du khách thập phương. Ghé thăm làng nghề này, bạn sẽ học hỏi được không ít kinh nghiệm phân biệt tơ tằm giả, thật.

Khung cảnh thường thấy ở làng lụa
Khung cảnh thường thấy ở làng lụa

Lời Kết

Trải qua bao thăng trầm lịch sự, làng trống Lâm Yên vẫn mãi giữ được nét bình dị, mộc mạc xưa. Các nghệ nhân trong làng nghề cũng không ngừng truyền thụ kinh nghiệm cho con cháu, gìn giữ sự phát triển của nghề truyền thống. Công ty du lịch Cù Lao Chàm tin rằng, trong tương lai, làng nghề này ngày càng đến gần hơn với du khách thập phương và là địa điểm du lịch không thể bỏ sót trong hành trình khám phá đất Quảng.

Đánh giá post
Bài viết liên quan